Sai lầm khi ăn cơm gây hại sức khỏe
Ăn quá nhiều cơm
Cơm chứa nhiều đường, do đó, nếu ăn nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu cao. Thói quen ăn nhiều cơm của người Việt dễ gây ra bệnh tiểu đường và cũng là nguyên nhân gây biến chứng tim mạch như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Vì vậy, ăn nhiều cơm không tốt cho sức khỏe, mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn trung bình mỗi bữa 2 lưng bát cơm.
Ăn cơm nguội
Thói quen tận dụng cơm nguội dễ gây bệnh, việc ăn cơm rang còn có thể gây ra các biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…
Do đó, chuyên gia khuyến cáo, không nên ăn cơm nguội kẻo hại sức khỏe. Chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội.
Nhai qua loa khi ăn cơm
Nhiều người bận rộn thường ăn vội vàng, việc nhai không kỹ sẽ hại dạ dày bởi lúc đó, cơm sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Khi nhai quá nhanh, các men tiêu hóa không thể thẩm thấu vào ngũ cốc và làm nó khó có thể chuyển thành glucoza điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày.
Uống trà trong và sau bữa ăn
Đây là sai lầm phổ biến khi ăn cơm mà nhiều người Việt mắc phải. Nhiều người cho rằng uống trà trong và sau khi ăn cơm vừa ăn luôn tạo cảm giác ngon miệng, dễ ăn, dễ tiêu hóa... tuy nhiên điều này lại là một sai lầm.
Nước trà sẽ khiến cho các chất protein trong thức ăn bị kết tủa lại, làm co niêm mạc dạ dày, loãng dịch vị và gây ra những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của cơ thể đặc biệt là việc hấp thụ sắt.
Ăn tối quá muộn
Khi bạn ăn tối muộn sẽ khiến cho bạn dễ mắc bệnh viêm dạ dày, viêm loét đường ruột, sỏi mật chính là ăn tối quá muộn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, thời điểm ăn tối hợp lý nhất là từ 18 giờ đến trước 20 giờ bởi sau 20 giờ thì cơ thể của bạn đã bước vào giai đoạn nghỉ ngời. Nếu bạn ăn tối muộn dễ gây béo phì, thừa cân và ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
Ăn thức ăn trước rồi mới ăn cơm
Việc ăn thức ăn trước rồi mới ăn cơm là tình trạng dễ gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Việc trẻ ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm dễ dẫn đến tình trạng chán cơm, thiếu tinh bột gây suy dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn đó là khi ăn thức ăn trước chất đạm trong thức ăn sẽ chuyển ngay thành axit uric bám vào các khớp xương và hình thành nên bệnh Gout về lâu dài.
Chính vì thế các bậc phụ huynh hãy cho bé ăn cơm hợp lý, nên ăn cơm và thức ăn cùng nhau để việc hấp thu dinh dưỡng được tốt nhất.
Ăn gạo trắng, nhìn đẹp mắt
Trên thị trường có nhiều loại gạo rất trắng và đẹp mắt do quá trình xay sát kỹ nên đã làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, chất xơ… Do vậy chúng ta nên chọn các loại gạo không xay sát quá kỹ cho bữa ăn hàng ngày.
Gạo lứt là gạo không bị xay sát kỹ, vẫn còn lớp cám gạo bên ngoài hạt gạo, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ trong việc kiểm soát đường huyết, để hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.