Những điều cần lưu ý khi ăn tỏi
- Nấu chín tỏi: Nhiệt độ sẽ phá hủy thành phần hoạt chất Allicin trong tỏi. Đây là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng, nó bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ, do đó làm chín tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.
- Tỏi để lâu: Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu.
- Ăn thường xuyên, liên tục: Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt, dạ dày bị tổn thương. Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 15g/ngày là đủ.
- Ăn tỏi lúc đang đói: Ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày của bạn bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng.
- Người đang uống thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, những điều cấm kỵ này của tỏi cũng cần thiết cho tất cả những ai thích ăn tỏi
- Tránh ăn tỏi khi bụng đói để ngăn ngừa viêm dạ dày cấp tính.
- Tránh tiêu thụ quá nhiều tỏi. Người lớn có thể ăn hai hoặc ba tép tỏi sống và bốn hoặc năm tép tỏi nấu chín. Trẻ em có thể ăn giảm một nửa so với người lớn, ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng.
- Tránh tiêu thụ tỏi trong thời gian dài, bởi có tác dụng làm cứng ruột, thường là nguyên nhân gây táo bón, và có thể tiêu diệt một số lượng lớn vi khuẩn đường ruột, cũng có thể gây ra một số bệnh về da.
- Một số người có phản ứng đặc biệt với tỏi, vì vậy nếu bạn có bất kỳ khó chịu nào sau khi ăn, cần đến cơ sở y tế gần nhà để được chẩn đoán.