Thói quen đi vệ sinh lâu
Theo tiến sĩ Thorkelson, trong thực tế bạn chỉ nên đi vệ sinh khi có một sự thôi thúc cần phải tiểu hoặc đi tiêu. Bởi nếu bạn không có sự thôi thúc này thì có nghĩa là cơ thể không có phân hoặc nước tiểu, và cơ thể buộc phải cố gắng hoàn thành việc đi tiểu hoặc đi tiêu bằng cách rặn. Thói quen rặn có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh trĩ do phồng mạch máu xung quanh hậu môn gây sưng, đau, thậm chí chảy máu.
Hơn nữa, thói quen đi vệ sinh lâu do tập trung vào việc đọc báo hoặc dùng điện thoại có thể khiến bạn không tập trung vào việc đi tiêu và đi tiểu.
Hành động đi tiêu phát sinh do quá trình gọi là nhu động nhịp tăng dần - quá trình co thắt nhịp nhàng di chuyển phân cùng với ruột tạo nên cảm giác buồn đi tiêu. Nếu không có cảm giác này, bạn sẽ phải ráng rặn và có thể trải nghiệm một quá trình được gọi là nhu động ngược lại, phân đi ngược vào ruột già khiến phân cứng hơn. Đó là chưa kể ruột kết trích xuất một số chất dịch từ phân, có thể góp phần gây ra táo bón.
Dùng lực quá mức khi đi vệ sinh
Dùng lực quá mạnh khi đi vệ sinh thực ra không có chút lợi ích nào cho sức khỏe. Bởi vì cố gắng dùng toàn lực khi đi đại tiện, các cơ liên quan sẽ bị co thắt mạnh, không chỉ gây áp lực vùng bụng tăng cao, mà huyết áp cũng sẽ không ngừng tăng có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.
Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón. Thay vì cố rặn mạnh, những người bị táo bón nặng, cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau quả và đi vệ sinh mỗi ngày. Nếu không có cải thiện, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thuốc hỗ trợ.
Ngồi xổm khi đi vệ sinh
Vị trí ngồi, cách ngồi khi đi vệ sinh cũng là một vấn đề quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Ngồi xổm khi đi đại tiện là cực kì nguy hiểm. Tốt nhất, ngồi ở bệ và dùng một chiếc ghế nhỏ, đặt chân lên đó, đó là tư thế đi vệ sinh tốt nhất và không bị co thắt đường ruột, gây ức chế đường ruột.
Mang điện thoại vào trong nhà vệ sinh
Chắc chắn, bạn đã từng ít nhất một lần mang điện thoại vào trong nhà vệ sinh. Việc này tưởng vô hại nhưng cực kì nguy hiểm nhé. Thứ nhất, việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh sẽ khiến việc đi đại tiện không tập trung, gây hại hệ tiêu hóa. Thứ hai, các vi khuẩn mà bạn không bao giờ nhìn thấy sẽ bám vào điện thoại và sẽ là nguồn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Lau chùi sai hướng
Bạn nghĩ rằng cứ dùng giấy hoặc khăn để vệ sinh sau khi đi vệ sinh là sạch sẽ? Thực tế có thể đúng là sạch sẽ nhưng nó cũng làm tăng hiểm họa nếu bạn dùng không đúng cách.
Nhiều người có thói quen lau chùi từ sau ra trước và thật không ngờ rằng đây lại là việc rất sai lầm. Luôn phải lau từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh. Lau từ sau ra trước có thể mang vi khuẩn từ trực tràng về phía niệu đạo và làm tăng nguy có nhiễm trùng âm đạo và đường tiết niệu.
Điều này đặc biệt quan trọng với người phụ nữ vì khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo rất ngắn nên vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào bàng quang và gây nhiễm trùng tiểu.