Vi nấm Aflatoxin
Mọi người chỉ biết viêm gan là tác nhân số một gây ra ung thư gan, còn tác nhân thứ hai vi nấm Aflatoxin lại dễ dàng bỏ qua. Thực ra vi nấm Aflatoxin luôn ẩn nấp xung quanh chúng ta, đặc biệt là trong khu vực bếp mà ít người để ý tới.
Dầu ăn chính là đối tượng cần xem xét. Lạc và ngô là hai nguyên liệu làm dầu ăn. Chúng chứa rất nhiều tinh bột. Nếu trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản bị ẩm, mốc, sẽ dễ dàng bị lây nhiễm vi nấm Aflatoxin.
Kể cả khi đã trải qua quá trình ép lấy dầu cũng rất khó loại bỏ được vi nấm. Do vậy, mọi người nên mua dầu ăn có thương hiệu uy tín, không nên mua can to tích trữ. Nên mua chai có dung tích nhỏ như vậy sẽ giảm được rất nhiều nguy cơ mắc bệnh. Nếu dầu ăn có mùi lạ chứng tỏ dầu đã bị mốc hãy loại bỏ ngay.
Thức ăn thường được đun nấu ở nhiệt độ trên 1000C nhưng vi nấm Aflatoxin phải ở nhiệt độ 2600C mới bị phân hủy, nên bình thường khi nấu ăn rất khó tiêu diệt được chúng.
Có một mẹo nhỏ mách bạn, trước khi làm nóng dầu hãy bỏ thêm một ít muối. Trong quá trình thức ăn và muối hòa quyện vào nhau có thể loại bỏ bớt vi nấm Aflatoxin, ở mức độ nhất định có thể giảm mức tổn hại đối với cơ thể. Khi ngô có mùi lạ cũng không nên dùng. Vì khi đã bị nhiễm vi nấm rất khó có thể làm sạch.
Đối với gạo nên mua vừa đủ ăn, không để lâu và tích trữ nhiều. Những lương thực này khi để trong nhà kho hoặc nhà bếp nếu bị ẩm rất dễ mốc. Mọi người chú ý đóng gói kín để bảo quản.
Dụng cụ nhà bếp cũng là nơi ẩn nấp của nấm mốc Aflatoxin. Đũa dùng lâu ngày sẽ bị nứt, xước tạo điều kiện cho thức ăn bám lên bề mặt. Khi thức ăn trên đũa bị mốc rất khó tiêu diệt được chúng mặc dù đã qua tủ diệt khuẩn 1000C.
Vì vậy, đũa sau khi rửa xong nên để đầu nhỏ hướng lên trên đầu to cắm xuống dưới giúp đũa nhanh khô. Nếu để trong ống đũa ẩm cộng thêm nóng rất dễ mốc tiến tới nhiễm vi nấm Aflatoxin.
Trong cuộc sống thường nhật, nguồn lây nhiễm vi nấm Aflatoxin hầu hết là do quá trình bảo quản không cẩn thận gây nên. Vì vậy những thực phẩm như ngũ cốc, các loại đậu nên bảo quản ở những nơi thoáng mát. Nếu thấy thực phẩm đã bị biến chất nên lập tức loại bỏ ngay.
Thói quen hại gan
Uống rượu bia và hút thuốc lá: Ethanol trong bia rượu khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại gan phần lớn tạo thành acetal dehyd và chính acetal dehyd gây hủy hoại tế bào gan. Nhất là rượu tự nấu ở Việt Nam, ngoài ethanol còn có nhiều chất khác như methanol, buthanol và các aldehyd gây tổn thương tế bào gan.
Lạm dụng thuốc: Tất cả các thuốc, hóa chất được uống vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan. Vì vậy, nếu lạm dụng thuốc, chức năng gan sẽ suy giảm (có những thuốc rất hại gan như kháng sinh, thuốc điều trị tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường). Những người đã nhiễm virus viêm gan B,C, chức năng gan yếu hơn người bình thường càng cần phải thận trọng khi dùng thuốc (chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết và có tư vấn của bác sĩ, dược sĩ).
Tác hại của chất bảo quản thực phẩm, hóa chất, tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật…: Các hóa chất có hại trong thực phẩm làm cho gan phải hoạt động liên tục để thải độc. Vì vậy gan sẽ rơi vào tình trạng quá tải và chính nó cuối cùng cũng bị nhiễm độc bởi các hóa chất kể trên.