Cách đây không lâu, một người mẹ tên là Mai Mai (sinh sống tại Trung Quốc) đã hạ sinh một bé trai tại bệnh viện ở tỉnh. Sau khi "mẹ tròn con vuông", Mai Mai được đưa về phòng chăm sóc sau sinh nở. Lúc này, người thân của Mai Mai bao gồm bố mẹ, chồng và một vài người bạn đến hỏi thăm cô. Cùng lúc đó, một nam bác sĩ sản khoa cũng tới để nắm tình hình về sức khỏe của người mẹ trẻ.
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ hỏi Mai Mai: "Khi đi tiểu tiện, em cảm thấy thế nào?" Nghe xong, xung quanh lại có nhiều người quen, nên người mẹ trẻ tỏ ra vô cùng bối rối, giả vờ không nghe được câu hỏi của bác sĩ và im lặng không nói gì. Bác sĩ bèn ra hiệu cho mọi người ra ngoài, hỏi lại Mai Mai lần nữa, giọng pha chút tức giận: "Đây là vấn đề vô cùng quan trọng để bác sĩ theo dõi tình trạng phục hồi sức khỏe của sản phụ. Vì vậy không việc gì phải ngại ngùng, chỉ cần trả lời trung thực là được".
Ngoài ra bác sĩ cũng giải thích thêm, câu hỏi tế nhị của ông nhằm xác định tình hình sức khỏe của sản phụ sau sinh, nếu có dấu hiệu bất thường sẽ có giải pháp phù hợp. Bởi bí tiểu là một trong những vấn đề khá phổ biến với sản phụ. Nếu bí tiểu quá lâu sẽ khiến sản phụ đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau khi nghe xong, Mai Mai cảm thấy xấu hổ vô cùng.
Bí tiểu sau sinh là gì?
Bí tiểu là tình trạng rối loạn đường tiểu, không thể tiểu được, và khi thăm khám gõ thấy có cầu bàng quang. Đây là một trong những biến chứng thường gặp với sản phụ sau khi sinh. Tuy không nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể, gây ra nhiều khó chịu về vận động và cảm giác.
Biểu hiện lâm sàng:
- Mẹ có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được khoảng 3-4 giờ sau khi sinh.
- Khám lâm sàng thấy bụng mềm, vùng dưới rốn là khối tử cung co hồi tốt, xuất hiện cầu bàng quang.
- Có cảm giác căng tức khi ấn bụng. Dù được hướng dẫn tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên, hay chườm ấm lên bụng vùng dưới rốn nhưng vẫn không tự đi tiểu được.
Biện pháp phòng tránh:
- Sớm vận động sớm.
- Uống đủ nước.
- Sau đau đẻ không được nín tiểu, nên tự đi tiểu và không nên sợ đau với vết may tầng sinh môn.
- Tập ngồi tiểu theo tư thế ngồi tiểu tự nhiên.
- Vệ sinh vùng sinh dục bằng nước ấm, luôn giữ âm hộ khô ráo.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học.