Chế độ ăn cho MẸ BẦU để bé ra đời khỏe mạnh chạm mốc 3,5kg, mẹ chỉ tăng 5kg trong thai kỳ

( PHUNUTODAY ) - Trong giai đoạn mẹ kiên trì ăn theo chế độ này vừa giúp đầy đủ chất dinh dưỡng, con chạm mốc cân chuẩn nhất, mẹ cũng không bị tăng quá nhiều.

Thực đơn cho bà bầu là một vấn đề khiến nhiều mẹ phải đau đầu, bởi ngoài việc tránh những thực phẩm gây hại thì các mẹ còn băn khoăn ăn gì để thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và não bộ.

thuc_don_ba_bau_3_giua
 

Các chất bà bầu cần bổ sung vào thực đơn mỗi ngày

Chất đạm (protein)

Chất đạm (protein) là dưỡng chất cần thiết giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Những thực phẩm giàu protein là thịt gia cầm, cá, trứng, sữa và các chế phẩm sữa, lúa mì, lúa mạch, đậu bắp…

Axit folic

Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 rất cần thiết cho sự phát triển của trí não và cột sống thai nhi. Ngoài ra, chất này còn có khả năng phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh và tật nứt đốt cột sống ở thai nhi ngay từ giai đoạn sớm. Một số thực phẩm chứa nhiều axit folic là sữa, rau bina, măng tây, cam, lòng đỏ trứng, quả bơ, khoai tây…

Sắt

Sắt không chỉ cần cho sự phát triển não bộ và sự hình thành tuần hoàn máu của thai nhi mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu . Vì vậy, bà bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt gia cầm, đậu nành, rau bina, khoai tây,… vào thực đơn mỗi ngày.

Chất béo

Tuy chất béo là nguồn năng lượng quan trọng giúp chuyển hóa vitamin A, D, E và K nhưng do chúng cung cấp lượng lớn calo nên mẹ bầu không nên dung nạp quá nhiều vào cơ thể. Những thực phẩm giàu chất béo là pho mát tiệt trùng, thịt nạc, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Canxi

Canxi rất quan trọng đối trong việc hình thành xương và răng của thai nhi. Nếu bà bầu không ăn uống đủ canxi, thai nhi sẽ lấy chính canxi từ cơ thể mẹ để phát triển, khiến người mẹ dễ mắc bệnh loãng xương. Những thực phẩm dồi dào canxi bao gồm sữa, rau lá xanh thẫm, cá mòi, phô mai, sữa chua, pho mát, hải sản…

Omega – 3

Omega-3 đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, mắt, hệ thống miễn dịch của thai nhi. Các thực phẩm giàu omega-3 gồm cá hồi, cá ngừ, cá mòi, trứng, sữa…

Các loại vitamin

Những loại vitamin cần thiết trong thai kỳ là vitamin A, B, C, D, E, K. Chúng có nhiều trong rau xanh, rau củ có màu vàng và đỏ, trái cây,…

Thực đơn cho bà bầu theo từng giai đoạn

Tùy vào từng giai đoạn mang thai mà thực đơn cho bà bầu cũng như liều lượng các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể cũng khác nhau. Sau đây là thực đơn chi tiết cho bà bầu theo từng giai đoạn:

1. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, em bé còn rất nhỏ nên mẹ bầu chưa cần chú trọng tới việc tăng cân. Nếu tăng cân chỉ cần tăng thêm 1-2 kg là hợp lý. Mẹ bầu cần cung cấp đủ 200 - 300 calo mỗi ngày và thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu không thể thiếu những dưỡng chất dưới đây:

2. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa

Khi chuyển sang tháng thứ 4, khẩu vị của mẹ bầu cũng tốt hơn và đây cũng là thời kỳ thai phát triển những bộ phận quan trọng trong cơ thể nên mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên đạt mức tăng từ 0,5 - 1kg một tuần. Bà bầu cần cung cấp đủ 340 calo mỗi ngày và thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa không thể thiếu những chất sau:

3. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

3 tháng cuối thai kỳ không chỉ là quãng thời gian thai nhi phát triển nhanh nhất mà còn là thời điểm để cơ thể mẹ bầu chuẩn bị "vỡ chum". Trong 3 tháng cuối này, lượng calo và dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể tương đương tới 6-7kg thể trọng, tức thai phụ cần tăng 6-7kg để có thể có đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé. Suốt thai kỳ, cân nặng của mẹ tăng thêm khoảng 12kg là hợp lí để đủ dinh dưỡng cho con và năng lượng cho mẹ chăm con sau khi sinh.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối không thể thiếu các chất dinh dưỡng gồm chất đạm (protein), chất béo, chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất.

Những điều mẹ cần tuân thủ để có một thai kỳ khỏe mạnh

- Tuân thủ lịch khám thai định kỳ vì nó sẽ giúp các mẹ nắm rõ được tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi, từ đó có cách chăm sóc phù hợp để mẹ khỏe con khỏe suốt 9 tháng 10 ngày.

- Làm đủ các xét nghiệm trong thai kỳ, điều này cực kỳ quan trọng. Các xét nghiệm giúp mẹ phát hiện các dị tật, bất thường ở thai nhi và có hướng xử lý kịp thời. Các mốc quan trọng đặc biệt mẹ nên nhớ không được bỏ qua là: 12 tuần, 20 – 22 tuần, 32 tuần.

- Giữ tinh thần luôn thoải mái: Người mẹ mang thai nếu tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái sẽ tác động tích cực tới con yêu trong bụng giúp con khỏe mạnh, vui vẻ, lạc quan, thông minh hơn khi chào đời. Ngược lại, mẹ bầu lúc nào cũng nhăn nhó, buồn bã bé sinh ra hay cáu gắt, khó nuôi chưa kể sức khỏe bị ảnh hưởng nữa.

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con. Ngoài các viên uống bổ sung mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho con phát triển. Theo đó mẹ nên hạn chế tinh bột, ăn nhiều đạm, rau xanh, trái cây và uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày. Hồi có bầu mình uống Dielac Mama Gold vì mùi vị dễ uống, đặc biệt loại sữa này chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu như axit folic, canxi, vitamin D…

- Kết nối với con mỗi ngày: Nhiều ba mẹ không chú ý đến chuyện này, thậm chí 1 số người cho rằng con trong bụng là chưa biết gì nên không cần phải trò chuyện hay có những tác động tích cực đến con. Đây là quan niệm sai lầm nhé, từ tháng thứ 4 là trẻ đã biết nghe âm thanh và có thể nghe được tiếng của ba mẹ. Theo nhiều nghiên cứu, nếu ba mẹ thường xuyên trò chuyện cùng con trong thai kỳ sẽ giúp con phát triển rất tốt về IQ, EQ, giúp trẻ tự tin hơn cũng như thông minh hơn.

Mong rằng những thông tin sẽ giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng ổn định trong thai kỳ. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và vượt cạn thành công.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn