“Với ngư trường Hoàng Sa, ngư dân của mình vẫn kiên trì bám biển khai thác hải sản để đảm bảo cuộc sống, đồng thời bám biển cũng là khẳng định độc lập chủ quyền của mình trên biển, không ai có thể cản phá mình được, đấy là tinh thần chung của chúng tôi”, ông Thắng khẳng định.
[links()]
Thời gian qua, việc đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa liên tục bị tàu nước ngoài quấy phá, gây ra nhiều thiệt hại về mặt kinh tế, đề bảo vệ ngư dân tiếp tục báo biển, theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, hiện nay ngoài lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, chúng ta đã có thêm lực lượng Kiểm ngư.
Các đội tàu ngư dân Quảng Ngãi khởi hành ra khơi. |
“Tuy nhiên, cũng phải nói thêm, hiện nay khu vực biển Hoàng Sa lực lượng Cục kiểm ngư vẫn chưa có lực lượng hiện diện, chủ yếu là Hải quân và Cảnh sát biển”, ông Thắng cho biết, vì theo ông Kiểm ngư mới có một vài tàu đóng ở Hải Phòng được chuyển sang từ lực lượng khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, chủ yếu giúp ngư dân ở vùng ven bờ là chính.
Theo ông Thắng, Kiểm ngư là bảo vệ nguồn lợi hải sản trên vùng biển của ta. Nguyên tắc vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của ta phải có sự hiện diện của Kiểm ngư ở khu vực đó, nhưng thực tế chưa có tàu lớn nên chưa thể đi xa được.
Vì vậy hiện nay ngư dân vẫn phải chủ động bảo vệ mình, đi xa đanh bắt theo đoàn, theo đội để hỗ trợ lẫn nhau, trong thiên tai, tai nạn và cả trong chống lại tàu lạ xâm phạm vùng biển của ta. “Người dân tự bảo vệ mình vẫn có hiệu quả, Hội nghề cá Trung ương và các Hội nghề các tỉnh cùng chính quyền các tỉnh phải luôn luôn yêu cầu ngư dân chủ động, tự mình bảo vệ mình, phương án này hiện nay có hiệu quả hơn”, ông Thắng nhìn nhận.
Về sự chống phá, quấy nhiễu của tàu lạ và tàu Trung Quốc, theo ông Thắng, mức độ quấy phá, sự hiện diện của Trung Quốc đã tăng nhiều hơn trước và đã ảnh hưởng nhiều tới việc khai thác hải sản của ngư dân. Ngư dân ta chủ yếu bị họ xua đuổi, bắt giữ cướp thành quả đánh bắt được và tài sản, thiết bị trên tàu.
“Chúng tôi luôn kiến nghị tàu bé bị thiệt hại do đánh bắt trên vùng biển của mình mà bị tàu lạ hoặc tàu Trung Quốc làm thiệt hại thì mình phản đối Trung Quốc, yêu cầu họ phải đền bù thiệt hại. Phía mình thì tương trợ lẫn nhau, các địa phương hỗ trợ và sau đó thì Hội nghề cá cũng có Quỹ nhân đạo nghề cá để hỗ trợ cho bà con. Cái đó là thường xuyên”, ông Thắng cho biết thêm.
Còn về mặt tinh thần, theo ông Thắng, Hội thường xuyên động viện bà con ngư dân bám biển, nhưng cũng phải củng cố lại lực lượng. Chẳng hạn, đi lẻ loi một mình thì cũng bất tiện, nên khôi phục lại việc tổ chức ra khơi theo đoàn, đội, trước khi đi cũng phải kiểm tra đã an toàn tối đa chưa.
Ngoài ra, Hội nghề cá Trung ương sẽ làm động tác là tuyên dương những ngư dân kiên trì bám biển, vượt qua khó khăn, nguy hiểm. Đồng thời cũng đề nghị các địa phương quản lý trực tiếp động viên tinh thần, khen thưởng ngư dân tùy cấp độ. Trước khi động viên tinh thần cũng phải có hỗ trợ vật chất, không bà con đi làm cũng có những nguy hiểm của nó.
“Với ngư trường Hoàng Sa, ngư dân của mình vẫn kiên trì bám biển khai thác hải sản để đảm bảo cuộc sống, đồng thời bám biển cũng là khẳng định độc lập chủ quyền của mình trên biển, không ai có thể cản phá mình được, đấy là tinh thần chung của chúng tôi”, ông Thắng khẳng định.
"Ngư dân ra biển là phải xác định lời ăn lỗ chịu"
Về chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ, ông Thắng cho biết, tất cả các tàu cá đánh bắt xa bờ đều có hỗ trợ, nhưng tùy vào độ lớn của tàu nhà nước sẽ hỗ trợ một phần chi phí nhiên liệu, hỗ trợ mua máy thông tin liên lạc, bảo hiểm…
Còn nếu tàu gặp nạn trên biển, cũng còn tùy, mức độ thiệt hại và do nguyên nhân gì, do thiên tai khác, do tàu lạ quấy phá, bắt giữ khác… nhưng tất cả cũng chỉ một phần chứ không hỗ trợ toàn bộ và tùy thuộc vào ngân sách mỗi địa phương. Nếu chuyến đi dùng vốn vay ngân hàng thì có thể gia hạn nợ, hoặc cho vay tiếp để tiếp tục ra khơi. Còn nếu vay tư nhân thì ngư dân phải tự chịu. “Nói chung ngư dân ra biển là phải xác định lời ăn lỗ chịu”, ông Thắng nhấn mạnh.
Về hỗ trợ từ Quỹ nhân đạo nghề cá, theo ông Thắng, do hạn chế về mặt tài chính nên cũng chỉ hỗ trợ mang tính động viên là chính. Hiện nay, nếu thiệt hại về nhân mạng do thiên tai thì hỗ trợ 2 triệu đồng/người, mất tích là 500 ngàn đồng/người. Tuy nhiên, Hội Nghề cá đang đề xuất nâng mức hỗ trợ lên 5 triệu đồng với những trường hợp tử nạn trên biển, còn mất tích chưa tìm thấy xác là 2 triệu đồng/người.
Khó khăn nhất hiện nay với bà con ngư dân theo ông Thắng đó là khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, vì vướng nhiều quy định, thủ tục phức tạp. Như, nếu là tàu của doanh nghiệp thì tiếp cận dễ hơn, nhưng phần lớn tàu cá là của các hộ gia đình, nên muốn vay được phải theo diện dự án này, chính sách kia, còn nếu không thì hầu như không tiếp cận được vốn ngân hàng. Vì vậy ngư dân chủ yếu vay vốn ngoài để trang trải chi phí cho mỗi chuyến đi.
“Cá có vụ có mùa, nếu vay không được ngân hàng thì ngư dân phải lập tức phải đi vay ngoài để trang trải chi phí và ra khơi ngay, nếu chậm trễ qua thời vụ thì đánh bắt sẽ kém hiệu quả. Vây ngoài nhanh mà trả cũng nhanh, nên ngư dân họ ngại vay ngân hàng”, ông Thắng nói.
Hiện Hội nghề cá Việt Nam đang kiến nghị nhà nước hỗ trợ cho ngư dân vay vốn, không để bà con ngư dân phải vay ngoài như hiện nay rất khó cho bà con ngư dân.
Những vũ khí bảo vệ chủ quyền của Cảnh sát biển Việt Nam |
- Lê Việt