Siêu tàu ngầm có khả năng thổi bay 200 thành phố lớn trên thế giới

12:00, Thứ tư 25/12/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Akula được sản xuất để phục vụ cho Hải quân Liên Xô. Akula ra đời trong thời điểm cuộc chiến tranh lạnh leo thang đã làm Mỹ và phương tây vô cùng lo ngại. Trong tổng số 6 chiếc được đóng thì hiện nay vẫn còn 3 chiếc đang trong biên chế của Hải quân Nga.

Akula được Liên Xô nghiên cứu và phát triển từ  đầu những năm 70 của thế kỷ trước. NATO gọi lớp tàu này là Typhoon. Akula được coi là phiên bản kế tiếp của tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Delta.

Akula ra đời vào đúng thời điểm cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô căng thẳng đến đỉnh điểm, đứng trước nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực với sự kiện khủng hoảng tên lửa tại Cuba.

Akula được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân ОК-650ВВ (OK-650VV) công suất 190 MW và 2 tua-bin công suất 50.000 mã lực cùng 2 động cơ Diesel АСДГ (ASDG) công suất 800 kW giúp tàu đạt tốc độ 12 hải lý khi nổi và 25 hải lý khi lặn.

Akula được mệnh danh là một con mãnh thú trong lòng đại dương. Nó có chiều dài tới 175 m, dài gần gấp đôi sân bóng đá, lượng choán nước 48000 tấn khi lặn và 24500 tấn khi nổi, lớn gấp đôi chiếc tàu ngầm chiến lược Ohio của Mỹ.

Akula được coi là chiếc tàu ngầm lớn nhất mà loài người từng sản xuất, bên trong nó chứa tới 19 khoang, thủy thủ đoàn lên tới 160 người. Chúng có thể hoạt động độc lập dưới lòng đại dương 6 tháng liên tục.

Akula được trang bị tới 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) R-39 có tầm bắn gần 10.000 km, có thể mang được đầu đạn hạt nhân 500 kiloton. Mỗi tên lửa loại này có thể san phẳng khoảng 10 thành phố lớn, tương ứng với 200 thành phố nếu chúng phóng hết 20 tên lửa mang theo.

Ngoài ra, Akula còn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi các loại, có thể tấn công các tàu chiến loại nhỏ đến tàu ngầm và tàu sân bay của đối phương.

Akula còn có khả năng phá băng, hoạt động ở các vùng thời tiết cực khắc nhiệt. Khi hoạt động ở vùng nước đóng băng dày hoặc ở độ sâu lớn, 2 phao anten nổi được trang bị cho tàu sẽ làm việc để thu tín hiệu chỉ thị mục tiêu và tín hiệu dẫn đường vệ tinh.

Akula từng được sản xuất 6 chiếc nhưng hiện nay do vấn đề kinh phí, Nga chỉ còn duy trì 3 chiếc hoạt động, trong đó có 2 chiếc vào đội dự bị. Duy nhất chiếc "Dmitri Dolskoy" là trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, được nâng cấp để có thể phóng cả tên lửa đạn đạo mới nhất Bulava của Nga.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
TIN MỚI CẬP NHẬT