Sống là luôn vận động

( PHUNUTODAY ) - Nếu không có vận động, mọi thứ đều đình trệ. Một con sư tử bị nhốt trong lồng, không có không gian để di chuyển và chạy, sớm muộn nó sẽ mất dần các cơ bắp đầy sức mạnh và tiếp theo đó là ý chí nghị lực sống.

Nếu không có vận động, mọi thứ đều đình trệ. Một con sư tử bị nhốt trong lồng, không có không gian để di chuyển và chạy, sớm muộn nó sẽ mất dần các cơ bắp đầy sức mạnh và tiếp theo đó là ý chí nghị lực sống.
a
Bác sỹ Kevin Lee - Giám đốc y khoa của Trung tâm Y tế Singapore về Phẫu thuật khớp & Sụn và Trung tâm phẫu thuật chỉnh hình thể thao Singapore. Ông chuyên sâu về điều trị các rối loạn đầu gối và khớp háng. Ông là thành viên của Hội các bác sỹ phẫu thuật Đầu gối và Khớp háng của Mỹ.


Con người cũng vậy. Tôi tin rằng một cuộc đời gắn liền với xe lăn thì không còn ý nghĩa lắm. Hãy tưởng tượng bạn bị đau cả hai đầu gối. Bạn sợ hãi khi phải đi ra khỏi nhà và cảm thấy kinh khủng khi phải leo cầu thang hay đi qua cầu vượt.

Bạn từ chối đi du lịch cùng gia đình vì không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình. Cơn đau ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày của bạn. Và nhanh chóng, cơn đau sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

Giờ hãy tưởng tượng bạn phải sống với cơn đau mỗi ngày trong cuộc đời. Đó chính là cuộc sống của một bệnh nhân bị viêm khớp đầu gối. Đó là tình trạng mất sụn xương lan toả và mất xương hỗ trợ và khớp bị ảnh hưởng.

Sụn chính là lớp trơn láng trên bề mặt của cả 2 xương cấu tạo thành ổ khớp, và chức năng của nó là bôi trơn và làm láng bề mặt cho cử động khớp. Việc trượt qua lại của sụn với sụn sẽ trơn láng gấp 5 lần so với một viên đá lạnh trượt trên một viên đá khác.

Khi chúng ta già đi, phần nước trong sụn giảm dần và thành phần protein cũng thay đổi, khiến nó rất dễ bị tổn thương. Có hai dạng viêm khớp đầu gối – viêm xương khớp và viêm khớp, giống như bệnh gút và bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bệnh nhân bị viêm xương khớp thường trên 60 tuổi. Đây là những bệnh nhân trước đó rất năng động, bị chấn thương thể thao lúc còn trẻ và bây giờ phải trả giá vì đã không điều trị các tổn thương này sớm.

Trong những năm gần đây, tôi đã gặp ngày càng nhiều bệnh nhân trẻ hơn, khoảng 40 tuổi, đầu 50 tuổi mắc bệnh viêm xương khớp đầu gối. Một trong số họ là bà L., 57 tuổi, ngày càng đau nhiều ở đầu gối trái trong vài năm.

Người phụ nữ đã về hưu này ngày càng từ bỏ các hoạt động yêu thích của mình – đi bộ, du lịch, ít ra ngoài với bạn bè và chỉ sống trong nhà vì bị đau đầu gối. Bà đã thử rất nhiều thuốc, thực phẩm chức năng và tiêm vào đầu gối với nỗ lực tránh phẫu thuật. Thậm chí bà còn cố gắng giảm cân để giảm áp lực lên đầu gối nhưng lại không theo nổi một chương trình tập luyện thể thao nào vì đầu gối đau.

Cuối cùng bà quyết định đến gặp một bác sỹ chuyên khoa sau một sự việc bất khả kháng. Một hôm bà đi bộ qua đường và gặp tai nạn. Khi đến phòng khám của tôi, bà đi khập khiễng một chân và phải dùng gậy. Đầu gối trái của bà bị sưng. Các phim chụp cho thấy đầu gối phải của bà bị viêm xương khớp nặng.

Tôi giải thích với bà rằng phương pháp thay toàn bộ khớp gối – thay các bề mặt khớp bị tổn thương của đầu gối bằng một đầu gối nhân tạo – là giải pháp tốt nhất cho các vấn đề của bà. Tôi đã thay đầu gối trái của bà L. vào tháng 12 năm ngoái sử dụng kỹ thuật đặt thiết bị theo từng bệnh nhân.

Bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ (MRI) trước khi phẫu thuật, tái tạo hình ảnh 3 chiều của đầu gối. Hình ảnh 3 chiều này được gửi sang Bỉ, nơi công ty sản xuất sẽ cắt các thiết bị vừa khít với giải phẫu của từng đầu gối bệnh nhân. Kỹ thuật cắt thiết bị này giúp tăng độ chính xác của phẫu thuật, rút ngắn thời gian phẫu thuật lên tới 20%.

Bà L. nằm viện 4 ngày và bắt đầu ngồi dậy, đi lại với khung hỗ trợ ngay ngày hôm sau ca phẫu thuật. Hai tuần sau, bà tự đi bộ đến phòng khám để kiểm tra lại và không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ đi lại nào.

Bà đã quay trở về với cuộc sống thường ngày và vừa trở về từ Sri Lanka trong một chuyến đi công tác từ thiện.

Thay toàn bộ khớp gối cho các khớp gối bị bệnh sử dụng các vật liệu cấy ghép nhân tạo cho người bệnh một tiến bộ đáng kinh ngạc về khả năng chức năng và chất lượng cuộc sống. Đây được coi là một trong những phát minh y tế thành công trong thế kỷ 20, với tỉ lệ thành công lên tới hơn 90%.

Vào năm 2004, có tới hơn 450.000 ca phẫu thuật thay đầu gối chỉ riêng ở Mỹ, và con số này tăng lên tới hơn 550.000 ca vào năm 2007. Nước Mỹ chiếm tới 50% số ca phẫu thuật thay đầu gối trên toàn thế giới và con số này phản ánh xu hướng tăng lên tương tự ở các nước phát triển. Trang web của Bộ Y Tế Singapore cho biết có khoảng 2.200 đến 2.300 ca phẫu thuật thay đầu gối được thực hiện vào năm ngoái. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên khi dân số già đi tại các nước phát triển và mọi người tiếp tục mong muốn duy trì một lối sống năng động khi đã về hưu.

Để được tư vấn thêm thông tin về khám chữa bệnh tại bệnh viện Mount Elizabeth, Gleneagles và Parkway East thuộc tập đoàn Y tế ParkwayHealth, Singapore và tư vấn miễn phí cơ xương khớp vào ngày 20 và 21 tháng 8 năm 2011, xin vui lòng liên hệ: Văn phòng đại diện tập đoàn Y tế Parkway tại Hà Nội, tầng 2, số 91 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Tel: 04-37472729. Email: info@parkway.com.vn

  • Kim Hoa

 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn