“Kẻ ngốc” Kimura là một người nông dân Nhật Bản bình thường, sau khi kết hôn, do vợ bị dị ứng với thuốc trừ sâu, lại tình cờ tiếp xúc được với cuốn sách “tự nhiên nông pháp”, thế là ông đã hạ quyết tâm trồng táo không cần phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.
Ngành nông nghiệp hiện nay đã hoàn toàn ỷ lại vào nông dược, cây táo càng là như thế. Hiện nay, sau khi sử dụng nông dược, hết thảy giống táo đều là kết quả do nhân công tạo thành, một khi ngừng sử dụng nông dược, đối với cây táo mà nói thì chính là một tai họa lớn.
Cây táo của Kimura cũng không ngoại lệ, từ khi ông bắt đầu thử nghiệm, mảnh ruộng duy nhất cũng bị cầm gán nợ. Ông không thể không lên thành thị làm công. Con gái của ông viết trên bài tập làm văn rằng, ba của tôi là một nông dân, nhưng tôi chưa từng được nếm qua trái cây nhà trồng.
20 năm sau, quả táo của Kimura trở thành trái cây thần kỳ nhất thế giới. Quả táo của ông cắt thành hai nửa, để trong không khí 2 năm không hư thối, chỉ là trở thành quả khô héo rũ hết hương, các chuyên gia lắc đầu liên tục than rằng thật không thể tưởng tượng nổi. Đầu bếp trưởng nhà hàng Tokyo ở Pháp thì nói, nếu xử lý tốt quả táo của Kimura, thì có thể để đến một năm. Quả táo của ông ăn quá ngon, toàn bộ người Nhật Bản đều điên cuồng tranh lấy, “Cả đời chỉ cần được ăn một lần là tốt rồi”.
Kimura nói “Tôi là dựa vào trồng táo mà sống, tôi sở dĩ khốn cùng như vậy, là vì tôi đã để táo thống khổ, là tôi đã ức hiếp những cây táo này.” Vì vậy, Kimura thường xuyên khẽ vuốt ve những cây này, xin lỗi chúng: “Khiến các ngươi vất vả như vậy, ta thật sự xin lỗi. Cho dù không nở hoa cũng không vấn đề gì, không kết quả cũng không sao cả, nhưng các người ngàn vạn lần đừng chết nhé”.
Cây lớn lên không ra quả, ông luôn cảm giác là do bản thân ông đã sai. Mười năm kia, ông không biết xin lỗi cây táo bao nhiêu lần. Đương nhiên, có lúc ông cũng cổ vũ khích lệ cây “Thật quá kỳ diệu, ta biết ngươi đã rất cố gắng”.
Mà năm đầu tiên nở hoa, Kimura vui đến phát khóc mang theo rượu trắng đến vườn cây, rót một ít lên mặt đất, cùng táo đối ẩm.
Sau khi thành công, khi đối diện với vô vàn tán dương, Kimura lại tự giễu: “Có thể vì tôi quá ngu ngốc, cây táo cũng không chịu nổi, đành kết quả rồi”.
Ngẫm kỹ ra, trên đời, ngốc nghếch một chút cũng tốt. Sống đơn giản thì đời thanh thản, không so đo được mất thì nhẹ nhõm tâm thân, tự tại an nhiên. Việc gì cũng kỹ càng, sáng suốt quá thì dễ khiến tâm can tổn thương, lao tâm khổ lực, mệt mỏi vô cùng.
Kimura trở thành chuyên gia gieo trồng cây ăn quả. Tuy vậy, trong vườn của ông, các loại cây quả, đủ loại thực vật tùy ý sinh trưởng, chỉ là đến mùa thu sẽ cắt cỏ, để cho độ ẩm của đất giảm xuống, “để nói cho cây táo rằng mùa thu đã đến”. Ông không cần phân bón, mà đất vẫn có thể bảo trì tốt độ phì nhiêu. Mặc dù kỹ thuật cắt tỉa lá cây trông có vẻ bình thường, nhưng ông đều có lý luận của mình.
Thế giới hôm nay tràn đầy nông dược, tràn đầy lý luận lợi ích và hiệu quả, có bao nhiêu người sẽ kiên trì đến mười năm chỉ để đợi cây táo nở 7 đóa hoa? Đây cũng là ý chí của Kimura, giống như cây táo của ông, kiên định, bất chấp trải qua gian nan vất vả để nhận lấy mùi hương thơm nồng và ngọt ngào.
Có người so sánh quả táo của Kimura khác với những quả táo khác, cho rằng quả táo của Kimura là có tình cảm. Hoặc là, như nhiều bình luận cho rằng, đó là những quả tảo tràn đầy “sinh mệnh lực”. Chúng không chỉ là sinh mệnh của quả táo, mà còn là sinh mệnh của Kimura.
Hôm nay, nếu chúng ta đến vườn táo của Kimura, sẽ nhìn thấy một tấm bảng gỗ, trên đó viết: “Cảnh cáo côn trùng! Nếu các ngươi tiếp tục bừa bãi gây hại, ta sẽ mạnh mẽ sử dụng nông dược!”. Côn trùng hiểu những lời này sao? Tôi nghĩ là có thể. Cây táo hiểu được, côn trùng lại không hiểu được sao? Côn trùng hiểu, con người có thể không hiểu sao?