Sự cố Nhóm Mua, thực phẩm độc, phí ATM… nóng cả tuần

11:09, Chủ nhật 16/12/2012

( PHUNUTODAY ) - Tuần qua, nhiều người tiêu dùng bỏ tiền để mua về phiền muộn, lo lắng, với câu chuyện voucher của Nhóm Mua bị nhiều nơi từ chối, thực phẩm chứa độc tố tràn lan, ngân hàng dự kiến thu phí ATM nội mạnghellip;

Tuần qua, kiếm tiền thật là khó, nhưng tiêu tiền cũng đâu có dễ, khi nhiều người tiêu dùng bỏ tiền để mua về phiền muộn, lo lắng, với câu chuyện voucher của Nhóm Mua bị nhiều nơi từ chối, thực phẩm chứa độc tố tràn lan, ngân hàng dự kiến thu phí ATM nội mạng…

[links()]

Sôi sục vì Nhóm Mua

Tuần qua, xôn xao nhất có lẽ thuộc về sự việc Nhóm Mua bỏ rơi khách hàng. Qua sực việc này nhiều người cũng đặt dấu hỏi lên trách nhiệm của cơ quan cấp phép cho doanh nghiệp, khi chỉ cấp phép khâm giám sát, khi người tiêu dùng mất tiền không thấy cơ quan nào đứng ra bảo vệ.

nhom-mua-bo-roi-khach-hang-Phnutoday.vn
Nhóm Mua dừng hoạt động đột ngột, voucher bị từ chối dịch vụ, nhiều người bức xúc đem voucher tới trước cổng công ty vứt. Ảnh GDVN.

Có thể vắn tắt vụ việc như sau, do nội bộ có vấn đề, nên ngày 11/12, văn phòng Công ty TNHH Nhóm Mua ở Hà Nội và TP. HCM bỗng dưng đóng cửa, website cũng ngừng hoạt động, voucher (phiếu mua hàng giảm giá) của Nhóm Mua bị nhiều cửa hàng từ chối cung cấp dịch vụ, sản phẩm… Chỉ sau một đêm, cả đống voucher nhiều người đã mua trước đó bỗng thành đống giấy lộn.

Đáng nói hơn, trong vài ngày voucher của Nhóm Mua bị từ chối, khách hàng bối rối không biết kêu ai, thì lãnh đạo công ty và các cơ quan quản lý đều không thấy đâu, để người tiêu dùng quay cuồng trong vô vọng, nhiều người còn đem voucher của Nhóm Mua tới vứt ngay trước trụ sở công ty ở đường Nguyễn Khuyến (Hà Nội).

Được biết, khi còn hoạt động bình thường, mỗi ngày Nhóm Mua bán ra thị trường từ 6.000 - 7.000 voucher với sự hợp tác của 2.000 - 2.500 nhà cung cấp.

Ăn gì cũng thấy độc

Mực, cá khô sản xuất tại huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) tiếp tục gây chú ý, khi kết quả xét nghiệm do Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Thanh Hóa thực hiện công bố hôm 10/12, cho thấy một số mẫu mực, cá khô có chứa hóa chất Histamine (có thể gây ngứa, tiêu chảy) và Lưu huỳnh (diêm sinh) vượt ngưỡng cho phép.

Tại Hà Nội, chuối, đu đủ ủ hóa chất bí ẩn. Ngày 13/12, ông Nguyễn Hồng Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội thừa nhận, bết việc chuối, đu đủ bị phun thuốc ép chín. Tuy nhiên, đó là những hóa chất không tên tuổi, labo của chúng ta chưa phát hiện ra được là chất gì. Nên nó có độc hay không cũng chưa thể nói được.

Tỉnh Quảng Bình vừa lên tiếng thừa nhận có một số người dân địa phương dùng thuốc trừ sâu để bắt cua đồng. Theo đó, người bắt thủy sản đã dùng thuốc trừ sâu được mô tả độc cao, chuyên trị các loại côn trùng và sâu hại cây trồng.

Khu vực phát hiện có hiện tượng người dân dùng thuốc sâu đánh bắt thủy sản là phá Hạc Hải (thuộc huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy). Tuy nhiên, dù đã cử lực lượng mật phục nhưng chưa bắt được trường hợp nào.

xet-nghiem-cua-dong-bat-bang-thuoc-sau-Phunutoday.vn.jpg
Quảng Bình thừa nhận có người dùng thuốc sâu để bắt cua. Ảnh DV.

cách làm việc của mình. Việc bắt cua đồng bằng thuốc sâu xảy ra ở Quảng Bình, nhưng mẫu cua ở đây không được lấy để xét nghiệm, mà Cục này chỉ lấy mẫu của đồng tại Hà Nội để xét nghiệm và cho kết quả cua vẫn bình thường, sau đó tuyên bố chưa có bằng chứng để nói người dân dùng thuốc sâu bắt cua đồng.

Trà Ô Long của Nhật dùng nguyên liệu trà từ Trung Quốc vừa bị phát hiện chứa chứa dư lượng thuốc sâu quá lớn.

Ngày 13/12, Công ty thực phẩm Ito En của Nhật Bản đã quyết định thu hồi 400.000 gói trà Ô Long sản xuất từ nguyên liệu trà nhập về từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), vì phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trong trà nguyên liệu vượt ngưỡng cho phép.

Trước thông tin này, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế Việt Nam) đã yêu cầu, các đơn vị sản xuất và nhập khẩu lấy mẫu trà để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm trà Ô Long có nguyên liệu xuất xứ từ Trung Quốc.

Nấu dầu ăn từ dầu thải

Mới đây người dân tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã mày mò và sáng tạo ra công nghệ tái chế dầu ăn, vừa tiết kiệm lại giúp xử lý dầu ăn để không thải ra môi trường gây ô nhiễm.

nau-dau-thai-thanh-dau-an-Phunutoday.vn.jpg
Một công nhân đang pha chế dầu tại lò tái chế dầu ăn. Ảnh Petrotimes.

Theo đó, một số người dân ở xã này đi thu gom, mua dầu ăn đã qua sử dụng tại các quán ăn, nhà hàng trên địa bàn Hà Nội. Sau đó đun sôi và trộn với chất tạo màu và làm sạch dầu thải có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Sau khi trộn đều, cặn bã, chất bẩn của dầu sẽ lắng xuống đáy bể. Sau đó lại đun sôi dầu thải thêm lần nữa, chỉ 30 phút sau, dầu bẩn chuyển sang màu vàng sánh, đặc và trong suốt như dầu nguyên chất. Chúng được bán ra thị trường với giá khoảng 22.000 đồng/1 lít, đóng chai đủ các loại nhãn mác…

Khuyến khích dùng ATM để thu phí?

Trong khi Chính phủ đang khuyến khích người dân hạn chế thói quen chi tiêu bằng tiền mặt, ưu tiên sử dụng giao dịch qua ngân hàng, thẻ… Mới đây Ngân hàng Nhà nước lại có dự thảo thu phí ATM với cả giao dịch rút tiền nội mạng.

Có thể, theo Dự thảo Thông tư quy định về phí giao dịch ATM, từ ngày 1/3/2013, các ngân hàng sẽ thu phí rút tiền nội mạng qua ATM, mức phí áp dụng cho năm 2013 tối đa là 1.000 đồng/giao dịch và sẽ tăng theo từng năm.

Từ 1/1/2014, mức phí sẽ tăng lên 2.000 đồng/giao dịch; từ 1/1/2015, mức phí sẽ là 3.000 đồng/giao dịch, bằng với mức phí rút tiền ngoại mạng theo quy định hiện nay.

Bỏng vì dùng miếng dán giữ nhiệt

Miếng dán giữ nhiệt có thể gây bỏng. Hiện nay trên thị trường đang bán một số loại miếng dán giữ nhiệt được quảng cáo là sản xuất tại Nhật Bản, với giá khoảng 12.000 đồng/miếng dán.

Lòng trắng và lòng đỏ đã se lại như trứng luộc bình thường.
Lòng trắng và lòng đỏ đã se lại như trứng luộc bình thường.

Tuy nhiên, những loại miếng dán này có thể đạt nhiệt độ tới 69 độ C, khi bọc trứng gà trong miếng dán này khoảng 5 tiếng, trứng gà chín như được luộc bằng nước sôi.

Theo các bác sĩ, mức nhiệt này hoàn toàn có thể làm người sử dụng bị bỏng da, vì da người chỉ chịu được mức nhiệt dưới 40 độ C.

Nguy hiểm như vậy, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi tất cả các loại miếng dán giữ nhiệt đang bán trên thị trường đều không rõ nguồn gốc, các cửa hàng chỉ giới thiệu là hàng xách tay từ Nhật. Đặc biệt, thành phần bên trong miếng dán cũng đang là ẩn số.

Các bác sĩ khuyên người sử dụng nên cẩn trọng, chỉ dùng dán trên quần áo, không dán trực tiếp lên da, và không sử dụng quá lâu để tránh bị bỏng.

  • Phạm Thanh
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc