Từ trước đến nay, chúng ta vẫn cho rằng bóng đá – một trong những môn thể thao thú vị nhất hành tinh ra đời tại nước Anh. Tuy nhiên sự thật ít ai biết rằng, nước Anh chỉ là nơi đầu tiên bán vé bóng đá mà thôi. Vậy, bóng đá ra đời ở đâu? Đâu mới là quê hương của bóng đá?
Năm 2004, trong cuộc họp báo tổ chức vào ngày 15/7, chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã công nhận “Vùng Sơn Đông, Trung Quốc là quê hương của bóng đá.”
Thời nhà Hán khi môn bóng “Cuju” lần đầu được đề cập trong cuốn “Chiến quốc chiến thư”.
“Cuju” trong tiếng Trung Quốc nghĩa là “đá bóng bằng chân”. Trong cuốn “Chiến quốc thư” tác giả miêu tả Cuju không chỉ là một trò chơi giải trí quốc dân mà còn được chơi trong quân đội như một hình thức tập luyện.
“Cuju” đã được liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc từ năm 2006.
Mọi người đều chơi bóng đá.
Một bức tranh vẽ lại cảnh một đứa trẻ chơi “Cuju” được lưu trữ tại bảo tàng Lâm Truy tỉnh Sơn Đông.
Trò Cuju được cho là ông tổ của môn bóng đá vua, vì vậy trải qua bao thăng trầm của thời gian, trò chơi này đã được thay đổi rất nhiều để trở thành môn bóng đá như bây giờ.
Vua chúa, quý tộc cũng yêu thích “Cuju”
Trong sử sách ghi lại, có rất nhiều hoàng đế, quý tộc Trung Hoa từng là rất hâm mộ và yêu thích môn thể thao “Cuju" như: Tào Tháo thời Tam Quốc, Hán cao tổ Lưu Bang, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông hay Đường Huyền Tông.
Sử sách ghi lại Hán Cao Tổ rất thích Cuju, người thậm chí không chỉ ngồi trên khán đài quan sát mà còn rất hay tham gia đá bóng cùng quân lính.
Hán Vũ Đế và Đường Huyền Tông thì lại thích sử dụng Cuju trong quân đội như một cách huấn luyện và tuyển chọn quân lính.
Bức tranh vẽ lại cảnh vua Đường Huyền Tông ngồi xem và chơi Cuju cùng quân lính
Con gái xưa cũng chơi “Cuju” rất giỏi
Những cô gái thướt tha bên trái bóng
Ngay từ thời nhà Tống đã xuất hiện các bức tranh về những người phụ nữ vấn cao tóc chơi “Cuju” trong tà áo thướt tha mà vẫn giữ được dáng vẻ thanh thoát, thanh lịch.
Tuy nhiên có vài điểm khác biệt giữa “Cuju” của đàn ông và của phụ nữ. “Cuju” của phụ nữ giống như trò chơi giải trí hơn là sự ăn thua của những người đàn ông. Đôi khi chỉ cần 2 người phụ nữ cũng đủ để chơi một trận “Cuju” chứ không cần 2 đội như những người đàn ông vẫn thường chơi.
Có tới 12 thủ môn trong một trận bóng thời nhà Hán. Và thay vì là phải trông chiếc gôn lớn như bóng đá hiện đại, các thủ môn này sẽ trông 12 chiếc lỗ trên sân bóng, mỗi đội 6 lỗ ở phía cuối sân. |