Theo các tài liệu lịch sử, vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII các chúa Nguyễn ở Đàng Trong rất quan tâm đến việc mở rộng lực lượng thủy quân.
Nhưng sự phát triển đột phá về sức mạnh thủy quân trong lịch sử Việt Nam chỉ có được là vào cuối thế kỷ XVIII, cùng thời điểm với sự nổi dậy của nghĩa quân Tây Sơn.
Các cuộc chinh chiến phần lớn diễn ra trên môi trường sông nước và dựa vào đường biển để di chuyển. Chính vì thế, sức mạnh thủy quân có ý nghĩa sống còn đối với các thế lực phong kiến thời đó.
Và có quan điểm cho rằng, sức mạnh của thủy quân Tây Sơn dưới sự thống lĩnh tài ba của Quang Trung Nguyễn Huệ thời bấy giờ lớn mạnh hơn mọi sức tưởng tượng của chúng ta.
Theo đó, sự phát triển này từng làm kinh ngạc bất cứ người châu Âu nào khi họ có dịp đến đây.
Ngay từ thuở mới khởi nghĩa, Tây Sơn đã chiếm lĩnh những hải cảng giao dịch quốc tế quan trọng thời bấy giờ, đầu mối tiếp xúc với các kỹ thuật tiên tiến, trong đó có phát triển thủy quân.
Dưới đây là những minh chứng hùng hồn cho thấy sức mạnh của thủy quân thời Tây Sơn.
1. Thứ nhất, kỹ nghệ đóng thuyền đạt mức “thượng thừa”
Một trong những nguyên lý trong kỹ nghệ đóng thuyền của quân Tây Sơn thậm chí vẫn còn đang được áp dụng cho... hải quân của Hoàng gia Anh.
Điểm đặc biệt nhất đó là kỹ thuật chia đáy thuyền thành các khoang khác nhau. Vì thế thuyền sẽ không bị chìm dù va phải đá ngầm.
Thuyền bầu thế kỷ XVII-XVIII.
Sử sách cũng ghi chép rất nhiều về việc này. Như trong Hoàng Lê nhất thống chí có nói đến việc Quang Trung “đóng tàu biển” thật lớn, có thể chở “voi” để dọa đánh nhà Thanh.
Chaigneau, Barizy là những sĩ quan Pháp từng trực tiếp giáp mặt với quân thủy Tây Sơn đã phải thừa nhận sự tồn tại ngoài trí tưởng tượng của những chiến hạm Tây Sơn, trang bị tới 50-60 khẩu đại bác hạng nặng.
Chính sử nhà Nguyễn gọi đó là loại thuyền “Đại hiệu”. Sách Hoàng Lê nhất thống chí mô tả thuyền “Đại hiệu” như một pháo đài di động, trên “lập chòi gát, đặt súng lớn”.
Sự phát triển mạnh mẽ của nghề đóng thuyền phần lớn là do nhu cầu thuyền chiến cho các cuộc chiến tranh.
2. Những chiến thuyền “siêu năng lực”
- Chiến thuyền loại 1: Có 600 - 700 thủy thủ và trang bị 50 - 60 đại bác nặng 24 cân Anh (khoảng 10,88 kg) mỗi khẩu.
Đây là minh chứng cho thấy hỏa lực và lực lượng thủy quân trên các chiến hạm Tây Sơn vô cùng mạnh mẽ và đông đảo. Chính vì vậy quân Tây Sơn thường có những quả đấm mạnh khiến đối phương phải vô cùng khiếp sợ.
- Chiến thuyền loại 2: Trang bị ít đại bác hơn, cân nặng chỉ bằng nửa (12 cân Anh tương đương 5,4 kg), số lượng thủy thủ vào khoảng 200 người (chỉ bằng 1/3 của loại 1).
Đây là loại chiến thuyền vừa lợi hại trong thủy chiến, tấn công có hiệu quả tàu chiến địch do tốc độ và hỏa lực, lại vừa vận chuyển binh lính nhiều, có khả năng tấn công địch ở mục tiêu xa.
Đó cũng là lực lượng chủ lực cho chiến lược tấn công của quân Tây Sơn.
- Chiến thuyền loại 3: Trang bị chỉ có 1 khẩu đại bác, song lại lớn hơn bất cứ loại đại bác nào khác (36 cân Anh tương đương 16,3 kg), tuy số thủy thủ ít hơn song cũng đáng kể (150 thủy thủ).
Còn lại là chiến thuyền loại 4 và 5 với số lượng nhiều gấp bội. Tuy số lượng thủy quân ở đây ít, từ 50 đến 70 thủy thủ nhưng lại rất lợi hại trên sông rạch.
Vì nhỏ dễ xoay sở, nếu ở sông sẽ chạy bằng chèo, số thủy thủ đủ để thay phiên nhau chèo; nên vừa thủy chiến trên sông hiệu quả, lại vận chuyển binh lính đánh tập kích địch từ xa.
3. Những con số “khủng” trong các cuộc trận chiến
Trong bút ký của giáo sư Boiret (Pháp) tháng 2-1787 có viết: "Trước thời chiến tranh ở Nam Hà khoảng năm 1773, lực lượng phòng vệ chúa Nguyễn luôn luôn khoảng 12 000 – 15 000 quân và gần 300 chiến thuyền, hơn 400 thớt voi…”
Bút ký ghi cảng (giao thương quốc tế) đáng kể nhất là cảng Faifo, cảng vừa lớn, rộng, sâu, tàu lớn đậu an toàn đến hơn 80 chiếc).
Rồi tới cảng Nước Mặn ở Quy Nhơn, cách Faifo 5 ngày đường; cảng Bassac tại một hòn đảo trên vùng đảo Côn Lôn, chỉ cách cửa sông đất liền có 1 ngày đường. Cảng Faifo có thể tiếp nhận tàu từ 250 đến 300 tấn.
"Đại Nam thực lục tiền biên" ghi: Năm 1782 đem vài trăm chiến thuyền vào cửa Cần Giờ, tham dự trận thủy chiến ở sông Thất Kỳ giang.
Dù thủy quân Nguyễn Ánh đã có 2 tàu Tây và người Tây chiến đấu dũng cảm như Emmanuel, song cũng không địch nổi thủy quân Tây Sơn.
Barizy tường thuật về lực lượng của hạm đội Tây Sơn do Vũ Văn Dũng chỉ huy như sau:
“Lực lượng này gồm có 673 chiến hạm đủ cỡ lớn nhỏ. Trong số này, có những chiến hạm lớn trang bị súng đại bác và thủy thủ đoàn nhiều hơn cả những chiến hạm lớn nhất kiểu Tây phương mà quân Nguyễn có”.
Một số lớn thuyền chiến của Tây Sơn được trang bị pháo, nhằm tăng cường hỏa lực, tạo nên mũi đột kích có sức công phá và tiêu diệt lớn.
Sử cũ ghi: "Thuyền Tây Sơn đến cửa Hội thuộc Hội An, trấn thủ Bùi Thế Toại đốt doanh trại, bỏ trốn chạy. Thuyền (Tây Sơn) như đi vào chốn không người, như gió, lướt đến đấy, không ai dám chống cự"
Ngoài ra, trong một bức thư của Jeaptiste Chaigneau cho biết ở Quy Nhơn, thủy đội Tây Sơn có 54 tàu, 93 chiếc thuyền, 300 pháo hạm, 100 tàu buồm trang bị rất hùng hậu.
Kinh hãi người đàn ông tay không bắt rắn hổ mang chúa khổng lồ (Khám phá) - (Phunutoday) - Cảnh người đàn ông tay không bắt con rắn hổ mang bành khổng lồ ra khỏi hang rồi bẻ răng nanh khiến người xem hãi hùng. |