Sụt lún ở bảo tàng hiện đại nhất VN do... thời tiết

06:34, Thứ tư 29/08/2012

( PHUNUTODAY ) - Theo TS. Lê Huy Y, Tổng hội Địa chất Việt Nam, hiện tượng sụt lún ở Bảo tàng Hà Nội (Từ Liêm, Hà Nội) không phải do nền địa chất yếu, mà do nguyên nhân xây dựng.

Theo TS. Lê Huy Y, Tổng hội Địa chất Việt Nam, hiện tượng sụt lún ở Bảo tàng Hà Nội (Từ Liêm, Hà Nội) không phải do nền địa chất yếu, mà do nguyên nhân xây dựng.

Liên quan tới hiện tượng sụt, lún ở nền đất làm lộ móng của Bảo tàng Hà Nội, TS. Lê Huy Y cho rằng, nền địa chất khu vực Bảo tàng Hà Nội là rất tốt, có tầng phủ dày, không phải mỏng như vị trí xuất hiện ‘hố tử thần’ ở đường Lê Văn Lương kéo dài.

“Hiện tượng sụt lún ở bảo tàng Hà Nội không phải do nền địa chất, mà do nguyên nhân xây dựng không đảm bảo. Giờ chỉ còn cách khắc phục là lún tới đâu bơm đất cát vào tới đấy”, TS. Y đánh giá.

Được biết hiện tại công trình vẫn đang trong thời gian bảo hành, phần đất bãi cỏ xung quanh tòa nhà sẽ tiếp tục được cải tạo để trồng cây.
Vị trí sụt lún đất tại chân móng Bảo tàng Hà Nội - công trình Bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, với số vốn đầu tư tới nay là 2.800 tỷ đồng.

Còn ông Đồng Huyền Ngọc, Trưởng Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, đã biết hiện tượng sụt lún, việc sụt lún cũng khó tránh khỏi với công trình mới xây dựng xong đưa vào sử dụng.

“Khi phát hiện ra, chúng tôi đã chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục, bồi hoàn đất cát vào vị trí sụt lún. Hiện nay công trình còn hơn 1 năm bảo hành”, ông Ngọc nói.

’Hố tử thần’ sụt trơ móng bảo tàng hiện đại nhất VN

Về nguyên nhân sụt lún, theo ông Ngọc là do mưa bão. Vì phần viền công trình như lưỡi trai của mũ, có mái nhô ra ngoài, khi đầm tới sát thì không thể đầm bình thường như các chỗ khác, mà phải nhồi đất vào rồi đầm thủ công, nên sụt lún là chuyện đương nhiên và "các chỗ khác có vấn đề gì đâu".

“Hiện tượng sụt lún như vậy không ảnh hưởng tới chất lượng công trình, vì dưới công trình là hàng trăm cọc móng chắc chắn, cơ bản là ở cọc chứ không phải đất, nếu ở đất đấy thì chết. Sụt lún chỉ là ở chỗ trồng cỏ, chỉ cần bồi đắp vào rồi đầm xuống là xong”, ông Ngọc khẳng định.

Khi chúng tôi thắc mắc về tiêu chuẩn cho phép sụt lún là bao nhiêu, thì ông Ngọc cho hay, việc thi công để sụt lún như vừa qua ở Bảo tàng Hà Nội là không được.

Ông Ngọc lý giải: “Tất nhiên phải có thời gian lún, kể cả công trình cũng cho lún bao nhiêu, và phần đất cũng cho phép lún. Nhưng lún để nhìn thấy hốc như vừa rồi (ở Bảo tàng HN - PV) thì không cho phép như vậy. Tuy nhiên, có trường hợp đặc biệt thì mình phải khắc phục ngay”.

Trước đấy như chúng tôi đã đưa tin, sau trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 5, ngày 19/8 vừa qua, bên hông của Bảo tàng Hà Nội xuất hiện hố sụt sâu hơn 1m, dài khoảng 2m, miệng hố rộng khoảng 50cm, xung quanh vị trí lún vẫn xuất hiện nhiều vết nứt.

Sau khi chúng tôi đưa tin, đơn vị thi công (nhà thầu Vinaconex E&C) đã chở đất, cát tới bồi lấp vào vị trí lún và trồng lại cỏ.

Vá víu vết lún tại Bảo tàng hiện đại nhất nước
  • Lê Việt

[links()]

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc