(Phunutoday) - Thấy miệng con gái xuất hiện những nốt đỏ rồi lở loét dần, chị Minh lo lắng liền chạy đi mua thuốc cam của một thầy lang gần nhà và bôi cho con. Thế nhưng sau khi bôi được 5 ngày, con gái của chị nôn thốc nôn tháo, lên cơn co giật và phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận các cháu bé từ 2 tháng rưỡi đến 8 tháng có biểu hiện co giật, thiếu máu nặng do nhiễm độc chì từ một loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ có tên gọi là thuốc cam.
Một trong những bệnh nhi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch là cháu Lê Thị Yến (2 tháng tuổi, trú tại xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ). Trước đó, chị Nguyễn Thị Minh (27 tuổi, mẹ của cháu Yến) thấy miệng con gái xuất hiện những nốt đỏ, hai ngày sau thì những nốt đỏ bắt đầu lở loét dần. Nghĩ rằng con gái bị nhiệt miệng nên chị Minh đã đi hỏi bà con trong xóm và một số người bạn có kinh nghiệm để tìm thuốc chữa cho con. Nghe mọi người mách là nên đưa con đến nhà thầy lang trong xã để thầy xem rồi bốc thuốc cho, chị Minh đã nghe theo, mang cháu Yến đến cho thầy khám.
Sau khi xem xét qua, thầy lang đưa cho chị Minh 1 loại thuốc có màu cam, dạng bột, được gói trong giấy báo và bảo chị mang về bôi vào những chỗ lở loét trên miệng con 3 lần một ngày, trong vòng 1 tuần.
“Nghe thầy dặn thế nên tôi cũng cứ làm theo mà không thắc mắc hay tìm hiểu gì. Tôi mang thuốc đó về bôi đều đặn cho con, đúng 1 ngày 3 lần, nhưng đến ngày thứ 4 vẫn thấy miệng cháu không đỡ. Cháu trở nên khó tính hơn, hay khóc và biếng ăn. Sang đến ngày thứ 5 thì cháu bắt đầu nôn, cứ ăn cái gì vào là nôn hết ra, rồi sốt và co giật. Gia đình tôi sợ quá nên vội vàng đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi.” - Chị Minh kể lại.
Vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận các cháu bé từ 2 tháng rưỡi đến 8 tháng có biểu hiện co giật, thiếu máu nặng do nhiễm độc chì từ một loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ có tên gọi là thuốc cam.
Một trong những bệnh nhi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch là cháu Lê Thị Yến (2 tháng tuổi, trú tại xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ). Trước đó, chị Nguyễn Thị Minh (27 tuổi, mẹ của cháu Yến) thấy miệng con gái xuất hiện những nốt đỏ, hai ngày sau thì những nốt đỏ bắt đầu lở loét dần. Nghĩ rằng con gái bị nhiệt miệng nên chị Minh đã đi hỏi bà con trong xóm và một số người bạn có kinh nghiệm để tìm thuốc chữa cho con. Nghe mọi người mách là nên đưa con đến nhà thầy lang trong xã để thầy xem rồi bốc thuốc cho, chị Minh đã nghe theo, mang cháu Yến đến cho thầy khám.
Sau khi xem xét qua, thầy lang đưa cho chị Minh 1 loại thuốc có màu cam, dạng bột, được gói trong giấy báo và bảo chị mang về bôi vào những chỗ lở loét trên miệng con 3 lần một ngày, trong vòng 1 tuần.
“Nghe thầy dặn thế nên tôi cũng cứ làm theo mà không thắc mắc hay tìm hiểu gì. Tôi mang thuốc đó về bôi đều đặn cho con, đúng 1 ngày 3 lần, nhưng đến ngày thứ 4 vẫn thấy miệng cháu không đỡ. Cháu trở nên khó tính hơn, hay khóc và biếng ăn. Sang đến ngày thứ 5 thì cháu bắt đầu nôn, cứ ăn cái gì vào là nôn hết ra, rồi sốt và co giật. Gia đình tôi sợ quá nên vội vàng đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi.” - Chị Minh kể lại.
Hai trong nhiều mẫu thuốc cam được sử dụng để bôi cho các em bé |
Theo lời bác sỹ điều trị cho cháu Yến, cháu nhập viện trong tình trạng co giật, nôn nhiều, da xanh xao. Ban đầu với những dấu hiệu này, bác sĩ nghĩ đến khả năng xuất huyết não. Nhưng cháu Yến đã 2 tháng tuổi, là hơn lứa tuổi bị xuất huyết não (độ tuổi xuất huyết não là 45 ngày). Bác sỹ liền hỏi mẹ cháu Yến trước đó đã cho con ăn gì, uống gì thì chị Minh, mẹ cháu mới đưa ra gói giấy trong đó có 1 loại bột màu cam và bảo ngoài cho cháu bú ra thì chỉ bôi cái này vào miệng cháu.
“Khi cầm gói giấy và mở ra xem tôi rất hoảng sợ. Vì ngoài loại bột có màu cam ra thì không hề có bất kỳ thông tin nào về thành phần, xuất xứ. Hỏi mẹ cháu thì mẹ cháu chỉ bảo là do một thầy lang trong xã đưa cho, bảo là bôi cho cháu. Biết là cháu có thể bị nhiễm độc từ loại thuốc nào nên chúng tôi đã tiến hành cấp cứu cho cháu, sau đó gửi loại bột mà mẹ cháu Yến đưa cho đi phân tích tại phòng Hóa phân tích, Viện Hóa học, để có kết quả chính thức là cháu bị nhiễm độc tố gì…” – Bác sỹ điều trị cho cháu Yến kể lại.
Thấy con gái ở trong tình trạng nguy kịch, chị Minh rơi vào tình trạng hoảng loạn và vô cùng hoảng sợ. Sau khi cháu Yến được các bác sỹ cấp cứu xong và nghe bác sỹ trực tiếp điều trị cho con phân tích, chị Minh mới biết là loại thuốc mình bôi cho con là thứ vô cùng độc hại.
“Biết cháu bị nhiễm độc từ loại thuốc cam đó tôi thấy vô cùng ân hận. Chỉ vì nghe theo lời thầy lang mà tôi đã suýt mất con. Trách đi trách lại thì cũng phải trách chính bản thân tôi, đã không suy nghĩ và tìm hiểu kỹ trước khi đưa con đến đấy và dùng loại thuốc này. Cũng may là cháu đã qua cơn nguy kịch, nếu không tôi không biết phải làm thế nào. Tôi đã hại con tôi…” - Chị Minh nghẹn ngào kể lại.
Có 20% hàm lượng chì trong thuốc cam mà cháu Yến đã dùng
Trong khi tiến hành cấp cứu cho cháu Yến, các bác sỹ đã phát hiện có tới 250 microgam chì/100 ml máu của cháu Yến. Điều này có nghĩa là cháu Yến đã bị nhiễm độc chì rất nặng. Còn kết quả trả về sau khi gửi mẫu thuốc cam mà cháu Yến đã dùng đến phòng Hóa phân tích, Viện Hóa học, thì có tới 20% hàm lượng chì trong loại thuốc cam này.
“Khi chì vào cơ thể sẽ lắng đọng trong các tổ chức, cơ quan, lưu hành tự do trong máu, gây nhiễm độc hệ thần kinh khiến trẻ bị co giật, rối loạn hành vi, ảnh hưởng tới hệ tạo máu gây thiếu máu, còn khi xâm nhập vào xương, nó khiến trẻ không phát triển chiều cao. Khi bị nhiễm độc chì, trừ trường hợp với nồng độ thấp, thời gian ngắn thì có thể hồi phục, còn nếu nhiễm nồng độ cao dù có điều trị đào thải hết cũng để lại di chứng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của trẻ…” - Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Thuốc cam là tên gọi dân giã của một bài thuốc y học cổ truyền, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được dùng chữa các bệnh ở trẻ nhỏ như tưa lưỡi, loét miệng, táo bón do nóng trong... Bài thuốc này gồm nhiều loại dược liệu trong đó thành phần chính là tinh dầu cây chàm. Ở miền Bắc, "thuốc cam" được sử dụng khá phổ biến, thường do các cơ sở gia truyền bào chế…
Sau khi được cấp cứu và trải qua quá trình điều trị thải chì tại Trung tâm chống độc, hiện cháu Yến đã được xuất viện và đang được gia đình chăm sóc tại nhà.
Cũng theo các bác sỹ tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong vòng 2 tuần gần đây, riêng khoa Thần kinh đã tiếp nhận 14 cháu từ 2 tháng rưỡi đến 8 tháng có biểu hiện co giật, thiếu máu nặng. Đặc biệt, một bệnh nhi bị suy hô hấp nặng, phải thở máy.
Sự việc xảy ra là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các ông bố, bà mẹ nên thận trọng trong việc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần mỗi khi con trẻ có bệnh.
“Các bà mẹ khi chữa bệnh cho con, dù theo đông y hay tây y, đều cần đến những địa chỉ uy tín, có chứng nhận hành nghề. Tại đây, trẻ phải được khám, xác định là bệnh gì, đơn thuốc cho cần ghi rõ thành phần, tên, hàm lượng, cách dùng... Khi cho con dùng thuốc mà thấy trẻ có biểu hiện bất thường cần ngừng ngay và đưa trẻ đi khám. Với những trẻ càng nhỏ thì việc dùng thuốc càng cần phải thận trọng.” - Tiến sĩ Lê Lương Đống, Phó giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
- Duyên Duyên