SV Hà Nội: Mới mua cái gì, nhậu "rửa" cái đó

07:55, Thứ bảy 22/10/2011

( PHUNUTODAY ) - “Ở quê, chẳng bao giờ được bố mẹ cho động đến một giọt rượu, giờ lên đây, không bị ai quản thúc nên thành sâu rượu lúc nào không hay. Nhiều khi không muốn uống nhưng vì nể bạn bè, chiến hữu nên không đừng được” #160;

(Phunutoday) - Gần đây, báo chí xôn xao bàn tán về vấn đề nhậu nhẹt của dân công chức, thế nhưng chẳng mấy ai quan tâm hay để ý rằng, sinh viên cũng có những cuộc ăn nhậu “tới bến” chẳng kém ai.

[links()]

Chiếu nhậu sinh viên.
Chiếu nhậu sinh viên.

 

Chẳng biết từ bao giờ, nhậu nhẹt cũng trở thành một trong những xu hướng “hot” của giới trẻ, đặc biệt là đối với sinh viên. Với dân công chức, những người đã đi làm và có thu nhập, việc ăn nhậu có lẽ dễ hiểu và dễ thông cảm hơn, nhưng với những cô, cậu sinh viên vẫn còn đang ngồi trên giảng đường đại học thì dường như những bữa liên hoan nhậu nhẹt lại có nhiều điều đáng để bàn cãi.

Cứ đồ mới là nhậu

Khu nhà trọ của Tuấn vốn có truyền thống tổ chức sinh nhật cho các thành viên trong xóm trọ. Cách đây khoảng 1 tháng diễn ra sinh nhật của Trác, bạn cùng phòng với Tuấn. Do em gái Trác cũng vừa đỗ ĐH Y Hà Nội nên lần này cậu ấy tổ chức khá linh đình. Vì bạn bè ở nhiều nơi nên dù chuẩn bị bữa liên hoan khá công phu và tốn kém nhưng mọi người cũng chỉ ăn uống chóng vánh để còn tiếp tục đi tăng 2 - hát Karaoke. Sau cuộc nhậu, hai két bia Hà Nội đi bay, các đấng nam nhi mặt đỏ như mặt trời lũ lượt kéo nhau ra quán Karaoke gần nhà, để lại chiến trường ngổn ngang thức ăn thừa.

Đến quán Karaoke, những tiếng dô hò tiếp tục vang lên. Người uống, người hát hò nhảy múa. Và cứ sau mỗi chập như vậy là lại có người “gục” rồi “li vơ phun” tại trận. Đến bây giờ Tuấn vẫn nhớ vết sẹo đen sì dưới chân do bị xòe xe khi đưa các gã trai trẻ say rượu về nhà sau bữa tiệc sinh nhật của Trác.

Còn với Trọng (sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền), câu chuyện có lẽ còn kinh khủng hơn. Trong một trận liên hoan với mấy bạn nam cùng lớp, do mua phải rượu dởm nên Trọng đã phải “nhập viện” rửa ruột vì bị ngộ độc rượu. Gia đình biết chuyện thì hốt hoảng, còn Trọng cũng sợ mất mật chẳng dám uống rượu từ đó.

1001 lí do ăn nhậu của sinh viên

Với sinh viên, một năm có bao nhiêu ngày lễ tết thì có bấy nhiêu cuộc ăn nhậu. Có nhiều lí do có thể hợp lí hóa cho những cuộc vui bất tận này. Những ngày lễ trọng đại của dân tộc: 2/9 hay 30/4 – 1/5, ngày quốc tế phụ nữ (20/10) đáng để ăn mừng lắm chứ. Ngoài ra, những ngày lễ, Tết nho nhỏ khác như sinh nhật bạn bè, họp hội đồng hương,…  cũng phải tụ tập ăn chén mới vui. Với một số khác, để mừng những chiến tích mà mình giành được: được học bổng, lĩnh tháng lương đầu tiên, gặp lại “chiến hữu” cũ, ra mắt bạn gái,… thì ăn nhậu cũng là không điều thể thiếu.

Nhưng bên cạnh đó, có không ít lí do khó có thể chấp nhận được. Như Tuấn (SV ĐH Thương Mại) cho rằng: “đôi khi ăn nhậu thì không cần phải có lí do, khi nào có tâm trạng, có những nỗi niềm, cảm xúc là đều có thể đi nhậu”. Nhiều khi chỉ vì chợt buồn, chợt vui, chợt có hứng là cũng tụ tập, dẫn nhau đi “đập phá”. Nhiều khi lại do buồn chuyện học hành hay chuyện tình cảm cũng cố gắng “rủ rê”, lôi kéo bạn bè đi nhậu cho “vơi sầu”,… 

Cũng chỉ vì: “Ở quê, chẳng bao giờ được bố mẹ cho động đến một giọt rượu, giờ lên đây, không bị ai quản thúc nên thành sâu rượu lúc nào không hay. Nhiều khi không muốn uống nhưng vì nể bạn bè, chiến hữu nên không đừng được” – đó là chia sẻ rất thật của Thành Hưng (SV Học viện Cảnh sát)

Đời có chút men mới ý nghĩa?

Ăn nhậu không có gì là xấu, nhưng ăn nhậu thế nào để cuộc vui không biến thành trò lố thì không phải ai cũng hiểu. Ngày trước, liên hoan của sinh viên chỉ có bỏng ngô, nước ngọt, sang hơn thì có chút bánh kẹo, hoa trái. Giờ đây thì đã khác nhiều. Cuộc sống được cải thiện, nâng cao nên khoản lương “bu ta chi” dành cho sinh viên cũng “khá khẩm” hơn, vì thế những bữa tiệc cũng dần được “nâng cấp” cho xứng tầm. Đâu đơn thuần chỉ là liên hoan ngọt với bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả mà thêm vào đó là những bữa nhậu với đầy đủ các món, trong đó bia, rượu là thứ không thể thiếu. Với họ, phải có chút men thì cuộc vui mới có ý nghĩa.

Trên thực tế, có những bữa sinh nhật được tổ chức giản dị mà ấm cúng. Thuý Duyên (SV ĐH Sư phạm Hà Nội) tỏ ra tự hào khi nói về khu trọ của mình: “Bọn mình đều ở quê lên đây học, thình thoảng có dịp gì nhà trọ lại tổ chức liên hoan. Những bữa liên hoan nho nhỏ ấy đã giúp bọn mình hiểu thêm về nhau, sống hòa đồng và thoải mái hơn rất nhiều”.

Còn Trần Văn Nam (SV trường Aptech), đang trọ ở khu vực sau trường Thương mại chia sẻ: “Có những đêm, ở cùng một khu trọ có đến vài đám nhậu. Cứ chốc chốc, tiếng hò dô lại vang lên từng hồi, đám này chưa kết thúc thì đám kia đã tiếp tục hô vang, gây ảnh hưởng không nhỏ đến những người xung quanh. Hàng xóm nhiều người tỏ ra khó chịu, nhắc nhở, nhưng đâu lại vào đấy hết”.

Một thực tế cho thấy, sinh viên hiện nay chủ yếu từ quê ra thành phố học, không phải gia đình nào cũng có điều kiện về kinh tế, thậm chí nhiều gia đình còn ở hoàn cảnh rất khó khăn. Trong khi đó, để có thể tham gia một cuộc vui chơi, nhậu nhẹt thì sinh viên phải chi ra không ít tiền, nhẹ nhàng cũng 100K – 200K. Nhiều sinh viên rõ ràng hoàn cảnh gia đình không cho phép, nhưng vì không lỡ từ chối bạn nên đôi khi cắn răng đi vay nợ để “ăn chơi” cho khỏi mất lòng.

Quan điểm sống của sinh viên ngày nay có phần “tân tiến” và dễ dãi hơn. Cái quan niệm “trẻ không chơi, già đổ đốn” trở nên ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Chính vì những suy nghĩ có phần lệch lạc như thế đã tiềm ẩn trong cuộc sống sinh viên khá nhiều vấn đề. Nó không đơn thuần chỉ là chuyện ăn uống, nhậu nhẹt mà kéo theo đó là một số tệ nạn: cờ bạc, sống buông thả,… những hiện tượng đang bị báo động trong cuộc sống của giới trẻ thời gian gần đây.

  • L.A
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
TIN MỚI CẬP NHẬT
Tin nên đọc