Những loài động vật ăn thịt như hổ, báo, sư tư... kích thước đều không vượt qua được trâu, bò, voi... Tại sao lại như vậy?
Chuyên gia Chris Carbone tại Viện nghiên cứu động vật ở London, Anh đã từng nói rằng: "Động vật ăn thịt có vú không được phép sở hữu một cơ thể quá lớn". Đó là một phần sắp xếp của tự nhiên. Động vật ăn thịt có loại nhỏ dưới 20kg thì thường ăn các con vật nhỏ như chuột, gián, kiến, gà... Còn những loại động vật ăn thịt kích thước to như hổ, báo sư tử thì thường ăn thịt những con to lớn hơn chúng.
Khi thử nghiệm cho động vật ăn thịt kích thước càng to sẽ tiêu thụ nhiều thịt hơn. Nếu kích thước cơ thể tăng gấp đôi thì nhu cầu năng lượng của chúng tăng lên 1,6 lần. Do đó để tồn tại trong tự nhiên những loài vật ăn thịt kích thước thường nhỏ hơn loài vật ăn cỏ.
Động vật cũng "thắt lưng buộc bụng"
Khi các chuyên gia cho thử nghiệm thì những con thú ăn thịt to lớn nhất sẽ gặp khó khăn về việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Sói (loài to lớn nhất trong nhóm nhỏ) và gấu bắc cực, sư tử (to nhất trong nhóm lớn) sẽ có chiến thuật đầu tư cho việc nghỉ ngơi và di chuyển chậm rãi để duy trì năng lượng. Những con vật to lớn có tốc độ ăn và tiêu thụ chậm hơn con thú ăn thịt trung bình và nhỏ. Những động vật ăn thịt nhỏ vẫn có thể làm cho kích thước cơ thể to lên bằng cách bắt các con mồi lớn, nhưng những kẻ săn mồi to lớn thì chẳng còn chiến lược nào để mà lựa chọn.
Theo thử nghiệm các chuyên gia đoán rằng thú săn mồi không thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể nếu trọng lượng của chúng lớn hơn 1.000 kg. Tìm hiểu hóa thạch của động vật thì gấu mặt ngắn là động vật ăn thịt lớn nhất cũng chỉ có gần 1.000 kg. Gấu bắc cực, động vật săn mồi có vú lớn nhất hiện nay, cũng chưa đạt tới trọng lượng đó.
Loài khủng long cực đại ăn thực vật chẳng hạn như T. rex - cũng chỉ tương đương với một con thú ăn thịt có trọng lượng 1.000 kg. Trong khi đó các loài động vật ở biển có giới hạn to lớn hơn bởi đại dương phong phú thức ăn hơn. Chiến lược "thắt lưng buộc bụng" trong việc tiêu thụ năng lượng của động vật săn mồi to lớn trên cạn đồng nghĩa với việc chúng phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn những loài khác khi môi trường sống hoặc khí hậu thay đổi. John Gittleman, nhà sinh thái học tại Đại học Georgia (Mỹ) đã nói rằng có lẽ đó là lý do nên những loài ăn thịt trên cạn to lớn nhất từng xuất hiện trên Trái Đất đều tuyệt chủng. Trong khi đó dưới đại dương phong phú thức ăn hơn nên nhiều loài cá ăn ăn thịt có kích thước to lớn còn tồn tại như cá voi, cá nhà táng...
Còn lại những loại thú ăn thịt trên cạn kích thước vừa phải còn tồn tại đến ngày nay nhưng chúng không nhiều như loài ăn cỏ và không gia tăng được số lượng như loài ăn cỏ.