Bật mí công chúa giúp cha mở mang bờ cõi và cuộc hôn nhân ngắn ngủi suýt bị thiêu sống, cuối đời đi tu

06:30, Thứ hai 15/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Bà là người được đời sau ghi nhận có công lớn trong việc mở mang bờ cõi và trở thành huyền thoại

Công chúa Huyền Trân và cuộc hôn nhân với vua Chăm-pa

Năm 1288, Đại Việt chiến thắng Nguyên Mông lần thứ 3 tạo ra tiếng vang cho quốc gia dân tôc. Chiến thắng của Đại Việt được cho là gây tiếng vang với quân Chăm-pa, phía Nam nước Đại Việt khi ấy.

Sách Đại Việt Sử ký toàn thư thì cho rằng Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đi du ngoạn Chiêm Thành (Chăm-pa) chứng kiến một nền văn hiến phát triển nên có ý muốn kết giao với nước Chiêm nên ông gả công chúa Huyền Trần cho vua Chăm-pa là Chế Mân.

Dân gian thì lưu truyền cho rằng Huyền Trân công chúa chấp nhận gả đi để giữ gìn bang giao và vì Chăm-pa sẽ cắt 2 ô Châu, ô Lý cho Đại Việt. 

Tượng thờ Huyền Trân công chúa

Tượng thờ Huyền Trân công chúa

Theo nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả cuốn sách Bão táp triều Trần thì cho rằng đây không phải hôn nhân vì đất mà vì bang giao mang tính tình thế. Theo tác giả thì Năm 1301 phái đoàn Chăm-pa sang Đại Việt lại về ngay nên Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đang tu hành khổ hạnh ở trên núi Yên Tử cũng phải xuống núi và du hành Chiêm Thành. Trong khi đó Phật Hoàng đang tu hạnh đầu đà, theo quy định nếu đã phát nguyện trước Tăng chúng về tu đầu đà thì phải tu 3-6 tháng hoặc 1 năm nhưng Phật hoàng phải bỏ dở chứng tỏ việc quốc gia đại sự quan trọng. 

Tác giả phân tích rằng sau 3 lần thắng Nguyên Mông, bình lực của chúng ta mạnh, tướng sĩ muốn triều đình tấn công Chăm-pa mở mang bờ cõi và binh lính gây thị uy khiến Chăm-pa bất an nên cử sứ đoàn sang thương thuyết, thương thuyết không thành phải về ngay. 

Trần Nhân Tông lại là vị vua nhân ái, thấy nguy cơ chiến tranh hai nước nên ông mới xuống núi để giải quyết tránh một cuộc chiên tranh xảy ra.

Năm 1301, sử sách ghi Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông sang Chăm-pa phải ở đó tới 9 tháng. Cuộc đi thăm này được cho là để thương thuyết với Chế Mân, vua Chăm-pa cắt 2 châu Ô, châu Lý cho Đại Việt, thì tướng sĩ Đại Việt mới từ bỏ ý định phát động chiến tranh. Chế Mân sau khi nghe thương thuyết thì đã thuận tình vì nếu Đại Việt tấn công có thể không chỉ mất 2 ô Châu, Lý mà mất nhiều hơn nhưng Chế Mân cũng là anh hùng một nước làm sao nói với thần dân. Thế nên việc gả Huyền Trân công chúa được xem là giải pháp tình thế cho một tình thế chính trị. 

Hình vẽ Huyền Trân công chúa trên bìa sách.

Hình vẽ Huyền Trân công chúa trên bìa sách.

Cuộc hôn nhân ngắn ngủi và suýt bị thiêu sống theo chồng

Công chúa Huyền Trân được hứa gả cho Chế Mân từ năm 1301 nhưng năm 1306 mới diễn ra. Giả thuyết cho rằng cuộc hôn nhân này bị Phía Chăm-pa thì phản đối. Phía Đại Việt, quan quân triều đình và tướng sĩ cũng phản đối vì cho rằng đất nước Đại Việt mạnh vì sao phải đem công chúa gả như làm con tin. Trong triều đình chỉ có 2 người ủng hộ cuộc hôn nhân này, là Trần Khắc Chung và Trần Nhật Duật, và người buộc phải đồng ý là vua Trần Anh Tông (anh trai của Huyền Trân) không thể làm trái ý chỉ của cha mình.

Huyền Trân công chúa lấy vua Chế Mân chỉ được hơn năm thì ông qua đời. Theo tục lệ của Chăm-pa thì vợ của vua sẽ bị thiêu sống theo vua để có người hầu hạ vua ở thế giới bên kia. Tuy nhiên Đại Việt đã cho  Trần Khắc Chung cùng một An phủ sứ sang "giải cứu" công chúa về. Thủy quân Chăm-pa thời đó rất mạnh, người của Đại Việt nói lý do trước khi thiêu công chúa thì phải cho công chúa ra biển thực hiện phong tục tế sống cha mẹ tổ tiên. Khi thuyền Đại Việt cập bến ban đêm đã đưa Huyền Trân và thái tử Chế Na Đa đi, cả phái đoàn rút lui. Giả thuyết cho rằng Chăm-pa cũng biết ý định của Đại Việt nhưng họ cũng không tận cùng truy đuổi vì cũng sợ Đại Việt gây chiến tranh, cũng lại không muốn làm trái phong tục nên chỉ còn nhắm mắt để Đại Việt giải cứu Huyền Trân đi là xong. Huyền Trân công chúa về Đại Việt và đem theo cả Thái tử Chế Na Đa mới được vài tháng tuổi. 

Cuộc đời phía sau của Huyền Trân công chúa

Huyền Trân công chúa được giai thoại cho rằng khi là vợ Chế mân, bà đã tích cực học tiếng Chăm-pa, tìm hiểu phong tục tập quán, học âm luật và lập ra đội vũ nữ nhạc công làm cho hai dân tộc hiểu biết và tôn trọng nhau. Sử chép “Công chúa thông tuệ như một bậc trí giả”, Chế Mân - chồng nàng nhận xét “Đoá bạch trà kiều diễm của ta, nàng làm ta vừa ngạc nhiên, vừa xúc động”. Huyền Trân công chúa đã có công trong việc cải tô thuế, khuyến khích làm nông...

Khi Chế Mân qua đời tháng 10-1307, nhờ cuộc giải cứu của Đại Việt đến tháng 8-1308 công chúa Huyền Trân mới về đến Thăng Long rồi về Thái Bình khai hoang lập ấp. Bà về khu vực huyện Hưng Hà bây giờ, chiêu mộ dân tứ tán khai hoang tạo dựng làng xóm mới. Sau này, bà chia hết ruộng đất cho người dân ở đó, rồi về bên Vụ Bản ở Nam Định, tu tại một ngôi chùa.

Hiện nay ở Vụ Bản có ngôi chùa trong có đền thờ công chúa Huyền Trân. Dân gian tin rằng đó chính là nơi bà tu hành, khi qua đời và được người dân lập đền thờ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên