Tắm nước mùi ngày cận Tết: Công dụng và những điều cần tránh

( PHUNUTODAY ) - Theo khoa học, việc tắm nước lá mùi giúp cơ thể loại bỏ nhiều chất độc.

Một trong những phong tục được nhiều người quan tâm mỗi khi Tết đến chính là tắm bằng lá mùi. Theo quan niệm dân gian, việc tắm lá mùi vào ngày cuối năm là để xua tan những điều xui xẻo, không vui trong năm cũ để sẵn sàng đón một năm mới tốt đẹp hơn.

Nguyên liệu:

- 3 thìa muối

- Nước

tam-nuoc-la-mui-phunutoday.vn
 

- 1 củ gừng

- 1 bó lá mùi (loại già và có hoa)

Cách thực hiện:

- Đầu tiên, bạn hãy rửa lá mùi rửa kĩ và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn.

- Gừng nạo vỏ, rửa sạch rồi đập dập.

- Tiếp đó, bạn hãy chắt lá mùa đã đun sôi ra một thau lớn, thêm một nhúm muối.

Công dụng của tắm lá mùi ngày Tết:

Theo khoa học, việc tắm nước lá mùi giúp cơ thể loại bỏ nhiều chất độc. Tinh dầu rau mùi chứa chất chống ôxy hóa, có tác dụng giảm viêm trong trường hợp nhiễm siêu vi và vi trùng đường hô hấp, tiêu hóa, viêm đường tiểu.

Mỗi khi tắm bằng lá mùi hay hạt mùi người chúng ta nóng và toát mồ hôi sau khi tắm nên da chúng ta được sạch hơn, giúp tiêu diệt vi khuẩn, nên phần nào cũng có tác dụng phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

tam-nuoc-la-mui-phunutoday.vn1
 

Một số người không nên tắm nước lá mùi:

- Những người mắc bệnh viêm da: Những người này tuyệt đối không tắm nước lá mùi khi da có vết thương hở, bong tróc, nhiễm trùng hay viêm da bởi chúng có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

- Không tắm khi ăn no: Không nên tắm khi vừa ăn bởi hoạt động này có thể gây ra chứng đầy bụng hay các vấn đề về đường ruột khác.

- Những ai đang bị ốm: Không tắm lá mùi khi cơ thể đang không khỏe, cảm, sốt bởi điều này sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

- Những người bị thủy đậu hay sởi: Tắm khi cơ thể đang mắc những bệnh này sẽ làm tăng thời gian ủ và phát bệnh gây nguy hại cho sức khỏe.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn