Tàu cao tốc Nhật Bản trật bánh khỏi đường ray

( PHUNUTODAY ) - Một đoàn tàu cao tốc Shinkansen đã bị trật bánh khỏi đường ray, đây là phương tiện giao thông đường sắt được coi là nhanh và an toàn nhất của Nhật Bản.

Một đoàn tàu cao tốc Shinkansen đã bị trật bánh khỏi đường ray, đây là phương tiện giao thông đường sắt được coi là nhanh và an toàn nhất của Nhật Bản.
[links()]
Theo kênh truyền hình Nhật Bản, tai nạn xảy ra ngày 2/3, đoàn tàu cao tốc Shinkansen chở 130 người đã bị trật khỏi đường ray khi đi qua địa phận tỉnh Akita, miền Bắc nước này.

Theo nhận định ban đầu của giới chức tỉnh Akita, nguyên nhân khiến đoàn tàu cao tốc Shinkansen trật bánh có thể do tuyết bám quá dày trên đường ray.

tau-cao-toc-nhat-ban-trat-duong-ray-phunutoday.vn.jpg
Khi trật đường ray đoàn tàu có 130 hành khách, nguyên nhân có thể do đường ray bị tuyết phủ. Ảnh minh họa.

Theo Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản, đơn vị vận hành tuyến đường sắt Akita Shinkansen, không ai bị thương trong vụ tai nạn này. Người lái tàu đã phải phanh khẩn cấp sau khi phát hiện tiếng ồn bất thường phát ra từ đoàn tàu mang tên “Komachi” số 25 khi đi qua đoạn đường ray bị tuyết phủ ở Daisen, khiến toa đầu tiên của đoàn tàu bị trật ra khỏi đường ray.

Cơ quan An toàn giao thông Nhật Bản cho biết sẽ cử nhân viên đến điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Hiện các chuyến tàu nối tỉnh Akita với Morioka và Iwate đều phải hoãn lại do tuyết.

Đây là lần đầu tiên một vụ tai nạn xảy ra đối với tàu cao tốc Shinkansen – một phương tiện giao thông đường sắt được coi là nhanh và an toàn nhất của Nhật Bản hiện nay.

Tại Việt Nam, dù kỳ họp Quốc hội tháng 6/2010 đã không tán thành chủ trương xây dựng dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, trị giá 56 tỷ USD do Chính phủ trình. Nhưng sau đó Chính phủ vẫn giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để nghiên cứu lập dự án đầu tư một số tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP. HCM, kinh phí nghiên cứu do JICA tài trợ.

Trước mắt sẽ nghiên cứu hai đoạn tuyến Hà Nội - Vinh (dài khoảng 300km) và TP. HCM - Nha Trang (khoảng 370km), với tổng kinh phí khoảng 21,4 tỉ USD. Theo đề xuất của đoàn nghiên cứu, tới năm 2013 sẽ hoàn thành nghiên cứu khả thi và trình Quốc hội phê duyệt dự án, đến hết năm 2020 dự án này sẽ xong phần thiết kế kỹ thuật, cũng như các thủ tục chuẩn bị đầu tư, sau năm 2020 sẽ thi công. Trong đó đoạn TP. HCM - Long Thành dài 37 km sẽ đưa vào khai thác trước mang tính thử nghiệm đường sắt cao tốc.

  • P.V (tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn