Thái Lan ’học’ VN làm đường sắt cao tốc 56 tỉ USD

16:17, Thứ năm 21/03/2013

( PHUNUTODAY ) - Dự án nâng cấp hệ thống đường sắt hiện hữu và xây đường sắt cao tốc trị giá 56 tỷ USD vừa được Chính phủ Thái Lan thông qua trong phiên họp nội các ngày 19/3. Nhưng có tới 60% chuyên gia lo ngại.

Dự án nâng cấp hệ thống đường sắt hiện hữu và xây đường sắt cao tốc trị giá 56 tỷ USD vừa được Chính phủ Thái Lan thông qua trong phiên họp nội các ngày 19/3. Nhưng có tới 60% chuyên gia lo ngại.
[links()]
Theo đó, Chính phủ Thái Lan đề xuất vay 2.000 tỉ baht (tương đương 68 ty USD) để đại tu cơ sở hạ tầng cho tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó dành 56 tỷ USD đầu tư 4 tuyến đường sắt cao tốc từ Bangkok tỏa đi kết nối các điểm du lịch trên cả nước như Pattaya, Chiang Mai, bãi tắm Hua Hin, Nakhon Ratchasima. Dự án sẽ được xem xét tại quốc hội vào ngày 27 và 28/3.

Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu khánh thành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên này vào năm 2018, nối Bangkok với Pattaya - bãi tắm nổi tiếng trên vịnh Thái Lan. Tàu chạy với vận tốc 250 km/giờ sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa hai nơi này xuống còn 45 phút. Theo quy hoạch, ba tuyến còn lại sẽ lần lượt đi vào hoạt động sau đó.

duong-sat-cao-toc-Phunutoday.vn
Du khách trước apphich quy hoạch tuyến đường sắt cao tốc tại Bangkok. Ảnh: Bangkok Post.

Trả lời báo chí, Bộ trưởng giao thông Sittipunt Chadchat khẳng định dự án này rất cấp bách để Thái Lan đón đầu sự phát triển trong khu vực.

“Thái Lan sẽ mất khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư nếu không lên kế hoạch ngay bây giờ, vì chi phí hậu cần hiện đã cao hơn các nước”, ông này nói. Ước tính khi mạng lưới đường sắt cao tốc hoàn thành, Thái Lan sẽ tiết kiệm được 100 tỉ baht nhiên liệu mỗi năm.

Khi dư luận còn phân vân, Chính phủ Thái vẫn ráo riết thúc đẩy dự án. Chính phủ nước này cho biết sẽ mời thầu vào tháng 9/2013. Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Tây Ban Nha nằm trong số các ứng viên “sáng giá” cho dự án khổng lồ này.

Tuy nhiên, dư luận Thái dường như chưa chấp nhận khoản kinh phí khổng lồ phải bỏ ra. Trong một số điều tra cho thấy, chỉ 25% trong số 60 chuyên gia kinh tế được khảo sát là yên tâm với giải pháp vay của chính phủ; 60% lo ngại khoản vay này sẽ khiến nợ công vượt quá 60% GDP. Ngoài ra, vấn đề tham nhũng khi xây dựng cũng được mang ra bàn. 88% tỏ ra không tin vào năng lực chống tham nhũng của chính phủ.

Để trấn an dư luận, Bộ trưởng giao thông Sittipunt Chadchat khẳng định khoản vay xây đường cao tốc không vượt quá 60% GDP, còn Bộ trưởng tài chính Kittiratt Na-Ranong khẳng định mức vay của chính phủ không vượt quá 50% GDP và trả hết trong 50 năm.

Trong khi đó, cựu thủ tướng Abhisit, chủ tịch Đảng Dân chủ, lại chỉ trích quyết định của Đảng Pheu Thai “sẽ khiến đất nước mang thêm gánh nặng nợ nần”.

Tại Việt Nam, năm 2010, Chính phủ cũng trình Quốc hội xem xét dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, với tổng vốn đầu tư gần 56 tỷ USD. Tuy nhiên, không được Quốc hội thông qua.

Cuối tuần trước, tại cuộc họp với cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã đưa ra quan điểm, trước mắt sẽ chưa có đường sắt cao tốc Bắc - Nam như kế hoạch trước đây. Thay vào đó, bên cạnh tuyến đường sắt thống nhất hiện hữu sẽ có thêm một tuyến đường sắt tốc độ cao được xây mới hoàn toàn, khổ 1.453mm, với tốc độ chạy tàu từ 160 - 200km/h, tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Tới đây Bộ sẽ có báo cáo gửi Chính phủ để báo cáo Quốc hội.

Nếu so sánh vốn đầu tư cho đường sắt cao tốc, có thể thấy Thái Lan và Việt Nam là tương đương nhau (56 tỷ USD). Nếu Việt Nam đầu tư đường sắt tốc độ cao với tốc độ tàu khoảng 200km/h, sẽ tiết kiệm được 16 tỷ USD so với đâu tư đường sắt cao tốc, tốc độ chạy tàu này chỉ thấp hơn đường sắt cao tốc Thái Lan 50km/h (tốc độ dự kiến 250km/h).

Trong khi, xét về tốc độ phát triển cũng như thu nhập thì Việt Nam còn thua xa Thái Lan. Theo số liệu của World Bank công bố, năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 1.411 USD, trong khi Thái Lan là 4.972 USD.

Theo số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện năm 2010, có nhận xét, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chỉ bằng 1/5 của Thái Lan.

Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng hiện nay, Việt Nam cần 20 năm nữa để bằng Thái Lan hiện nay.
 

  • P.V (tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc