Ít người biết rằng, xương rồng chữa bệnh rất hiệu quả bên cạnh công dụng làm cảnh trang trí không gian sống. Theo Đông y, xương rồng nói chung có vị đắng, tính hàn và có độc. Dân gian thường dùng nhựa cây chữa đau bụng nhưng cần pha chế với vài vị khác vì công dụng của xương rồng quá mạnh. Nhiều người còn dùng xương rồng để sát trùng.
Lợi ích khi ăn xương rồng
Bên ngoài dù có gai, nhưng bên trong xương rồng chứa rất nhiều các khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Xương rồng rất giàu chất xơ và pectin, được sử dụng như một chất kết dính trong mứt đồng thời là vũ khí giúp cây này chống lại tiểu đường và cholesterol cao.
“Những thực phẩm giàu chất xơ và giàu pectin sẽ giúp nhận biết các cholesterol có hại trong máu và loại bỏ chúng qua đường tiêu hóa”, bà Shapiro cho biết.
Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa của các cacbonhydrate, đảm bảo chúng không biến đổi lại thành đường, gây nên tiểu đường. Hơn nữa, xương rồng chứa rất ít calo nên rất hiệu quả trong việc giảm cân.
“Khi cố gắng giảm cân, chúng ta muốn lấp đầy bụng với những thực phẩm giàu chất xơ và hàm lượng calo thấp. Bởi chúng ta muốn no lâu hơn với hàm lượng calo ít hơn” Bà Shapiro lưu ý.
Xương rồng chữa bệnh gì?
Trị đau lưng:
Trong một số bài thuốc dân gian, người ta chữa đau lưng bằng xương rồng Opunitia. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần luộc loại xương rồng này để ăn, chứng đau lưng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi
Cây xương rồng lê gai (tiên nhân chưởng) - một loại xương rồng họ Opunitia được đề nghị sử dụng nhiều trên thế giới nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi…
Ở Nhật Bản còn phổ biến một loại chất ngọt sinh học chiết xuất từ enzim của một loại xương rồng để pha chế cà phê mà không dùng đường. Một ly cà phê như vậy có giá tới 15 USD (hơn 300 nghìn đồng) và nó an toàn cho những người bị tiểu đường vì không chứa đường mà chỉ gây nên cảm giác ngọt.
Trị sốt:
Xương rồng chữa bệnh sốt cũng rất hiệu quả. Chỉ cần trộn mật ong với nước ép từ quả xương rồng, chia ra từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm. Vì có tính mát, giải nhiệt nên thân xương rồng có thể chữa sốt.
Chữa đau răng
Hái vài cành xương rồng rồi cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối. Sau đó đặt vào chỗ răng đau ngậm chặt lại. Khi nào chảy dãi thì nhả xương rồng ra. Thực hiện 3-4 ngày. Sau mỗi lần ngậm nhớ súc miệng, tránh nuốt vào vì có thể gây tiêu chảy.