Thanh Thúy– "nàng thơ" của các văn nghệ sĩ một thời (II)

06:19, Thứ năm 22/03/2012

( PHUNUTODAY ) - Thanh Thúy cũng từng là “nàng thơ” của nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn. Sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có tên “Ướt mi” chính là lấy cảm hứng từ mối rung cảm của Trịnh Công Sơn với Thanh Thúy

Thanh Thúy qua những ca khúc trữ tình, lãng mạn của nhiều nhạc sĩ tài danh được mô tả bằng tiếng hát lơ lửng với khói sương, nhấp nhô cùng sóng nước, đam mê theo cung bậc, thì thầm với kẻ tình si, du dương trong tĩnh lặng, vỗ về với yêu thương.
[links()]
Nguyên Sa viết: “Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy…. Bởi vì Thanh Thúy chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ …”.

Hoàng Trúc Ly tỏ bày tình cảm với Thanh Thúy qua những câu thơ sau:

Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh.
Sợi buồn chẻ xuống lòng anh
Lắng nghe da thịt tan thành hư vô.

Đầu thập niên 60, khi tên tuổi Thanh Thúy nổi danh nhất, Nguyễn Long đã đưa hình ảnh Thanh Thúy vào điện ảnh. Nam tài tử Nguyễn Long viết và thực hiện cuốn phim “Thúy đã đi rồi” vào tháng 11/1961.

“Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy…. Bởi vì Thanh Thúy chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ …”.
“Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy…. Bởi vì Thanh Thúy chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ …”.

Ca khúc “Thúy đã đi rồi” (nhạc Y Vân lời Nguyễn Long) làm tựa đề cho phim, còn nữ ca sĩ Minh Hiếu vào vai Thanh Thúy trong phim, đã làm nổi bật hình ảnh yêu kiều chân dung người nữ ca sĩ xứ Huế.

Ngoài phim còn đi vào kịch nghệ, các vở thoại kịch được trình diễn trên sân khấu, truyền hình được các nghệ sĩ Xuân Dung, Kim Cương, Bích Thủy đóng vai Thanh Thúy. Hình ảnh đó làm mê hoặc bao kẻ tình si.

Thanh Thúy cũng từng là “nàng thơ” của nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn. Sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có tên “Ướt mi” chính là lấy cảm hứng từ mối rung cảm của Trịnh Công Sơn khi đứng trước Thanh Thúy:

“Ngoài hiên mưa rơi rơi/ lòng ai như chơi vơi/ người ơi nước mắt hoen mi rồi/ đừng khóc trong đêm mưa/ đừng than trong câu ca/ buồn ơi trong đêm thâu/ ôm ấp giúp ta nhé/ người em thương mưa ngâu/ hay khóc sầu nhân thế/ tình ta đêm về/ có ấm từng cơn mưa em chưa…”.

“Rất nhiều bài hát đã được viết trước bài “Ướt mi” nhưng riêng bài “Ướt mi” thì tồn tại như một số phận của nó và của tôi” – đó là lời tâm sự của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về ca khúc này. Cuối những năm 1950, khi vào Sài Gòn, bắt gặp Thanh Thúy hát trong các phòng trà, Trịnh Công Sơn đã lập tức say đắm.

Ca khúc đầu tay “Ướt mi” của Trịnh Công Sơn đã gọi tiếng hát buồn não nề của Thanh Thúy như “khóc trong đêm mưa, than trong câu ca”. Trong một tối đến nghe nhạc tại phòng trà Mỹ Cảnh nổi tiếng Sài Gòn, Trịnh Công Sơn đã nghe được giọng hát đặc biệt của Thanh Thúy.

Thanh Thúy hát bài “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong, vừa hát vừa rơi nước mắt. Khi đó cha vừa mất, mẹ đang nằm trong viện vì bệnh lao phổi nặng trầm trọng, cô ca sĩ đã không kìm được nỗi buồn trên sân khấu. Hình ảnh này đã khiến Trịnh Công Sơn vô cùng xúc động.

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã nhớ lại những giòng nước mắt lăn dài trên má của cô ca sĩ trẻ với số phận bất hạnh: “Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng manh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ.

Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.

Nhạc sĩ Trúc Phương đã lìa bỏ cõi đời vào năm 1995 nhưng ông vẫn luôn nhớ mong hình bóng Thanh Thúy. Trong ca khúc “Mắt chân dung để lại” của ông vẫn ẩn hiện bóng người xưa: “Gửi người xưa bỏ ta để đôi mắt lại, giọt vắn giọt dài mãi đọng vũng bùn nhỏ, ta và em trót đã thiên thu nhầm lỡ, khóc mình khóc người, đỏ hoe suốt đời…”.
Nhạc sĩ Trúc Phương đã lìa bỏ cõi đời vào năm 1995 nhưng ông vẫn luôn nhớ mong hình bóng Thanh Thúy. Trong ca khúc “Mắt chân dung để lại” của ông vẫn ẩn hiện bóng người xưa: “Gửi người xưa bỏ ta để đôi mắt lại, giọt vắn giọt dài mãi đọng vũng bùn nhỏ, ta và em trót đã thiên thu nhầm lỡ, khóc mình khóc người, đỏ hoe suốt đời…”.

Những giọt nước mắt đó đã trở thành một ám ảnh, thôi thúc làm bùng lên ngọn lửa sáng tạo đang âm ỉ cháy trong tôi. Và, tôi đã viết ra như không kiềm giữ được”. Khi soạn ca khúc “Ướt mi”, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tâm tình như sau:

“Thuở còn trọ học ở Sài Gòn, năm đó tôi 17 tuổi, đêm nào tôi cũng lò dò đến phòng trà ca nhạc để nghe Thanh Thúy hát. Dần dần hình bóng Thanh Thúy đã ăn sâu vào trong tôi lúc nào không biết.

Nói yêu Thanh Thúy thì cũng chưa hẳn. Vì tôi nhỏ tuổi hơn, lại nhiều mặc cảm nghèo và vô danh. Trong khi đó Thanh Thúy là một ca sĩ đang lên, kẻ đón người đưa tấp nập.

Biết vậy, nhưng tôi không thể không đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng hát của nàng. Có đêm tôi chỉ đủ tiền để mua một ly nước chanh. Đêm đêm tôi thao thức với những khát khao, mơ ước là phải làm một cái gì đó để tỏ cho Thanh Thúy biết là tôi đang rất ngưỡng mộ nàng.

Cái khát vọng đó đã giúp tôi viết nên bản nhạc "Ướt mi" đầu tiên trong đời. Khi hoàn thành, tôi nắn nót chép lại thật kỹ càng và luôn mang theo bên mình chờ có dịp tặng nàng. Với sự nhút nhát của tuổi trẻ, tôi không dám đưa tặng ngay mà phải chờ khá lâu mới có cơ hội.

Một hôm tôi đánh bạo, tìm một chỗ sát bục sân khấu, dự định khi nàng vừa dứt tiếng hát là tôi sẽ đứng lên đưa luôn. Đã mấy lần định làm vẫn không kịp. Nàng vừa cúi đầu chào khán thính giả là đã có người chực sẵn rước đi ngay.

Cái đêm định mệnh mà tôi quyết tâm an bài đã thành công. Khi cầm bản nhạc trong tay, nghe mấy lời lí nhí của tôi, nàng chỉ thoáng nhìn tôi một chút rồi quay gót về hậu trường. Đêm đó tôi nôn nao không ngủ được.

Trong lòng nổi dậy biết bao là mộng mơ, thắc mắc. Những câu hỏi cứ hiện ra trong đầu, nhưng tôi không dám trả lời dễ dàng cho mình thỏa mãn. Nhưng câu hỏi cứ trở đi, trở lại trong tôi là:

“Liệu nàng có để ý gì đến bản nhạc mà tôi đã thao thức bao đêm để làm nên vì nàng không ? Hay nàng chỉ khách sáo cầm hờ rồi vứt bỏ nó ở đâu đó”!.

Vứt đi! Tim tôi đau nhói khi nghĩ đến hai chữ ấy. Suốt gần 1 tuần, tôi hồi hộp theo dõi nàng mỗi đêm, đón từng ánh mắt nàng nhìn xuống khán giả thử xem nàng có dừng lại nơi tôi không, để tôi hy vọng. Nhưng không, vẫn như mọi lần.

Một cái nhìn chung để gây cảm tình chung. Mãi đến 2 tuần sau, khi tôi sắp tuyệt vọng vì mỏi mòn chờ đợi thì một đêm kia, khi bước lên bục diễn, dàn nhạc dạo khúc mở đầu thì nàng ra dấu cho ban nhạc tạm im tiếng cho nàng nói vài lời:

- Thưa quí vị ! - Nàng bắt đầu nói và tôi hồi hộp chờ đợi - Đêm nay Thúy sẽ trình bày một tác phẩm mới của một nhạc sĩ rất lạ, tặng cho Thúy. Đó là nhạc phẩm "Ướt mi" của tác giả Trịnh Công Sơn. Hy vọng rằng đêm nay sẽ có sự hiện diện của tác giả để Thúy được nói vài lời cám ơn.

Nói xong, nàng quay sang ban nhạc, đưa bản nhạc của tôi cho họ dạo nhạc bắt đầu. Nàng cất tiếng hát. Tôi run lên trong lòng vì sung sướng và xúc động. Khi dứt tiếng hát, nàng dừng lại khá lâu, có ý chờ người tặng nhạc. Tôi thu hết can đảm, bước tới bục, ngước lên và nói:

- Xin cám ơn Thanh Thúy đã hát bài nhạc của tôi.

Nàng a lên một tiếng ra vẻ bất ngờ rồi nói tiếp:

- Thúy rất cám ơn anh đã tặng cho bản nhạc. Thúy muốn nói chuyện riêng với anh được không? Tôi luống cuống gật đầu. Lúc ấy tôi sung sướng quá, hạnh phúc quá nên không tìm ra được lời nào để đáp lại…”.

Nhưng người nhạc sĩ đã “si tình” Thanh Thúy nhất chính là cố nhạc sĩ Trúc Phương – người đã sáng tác nhiều ca khúc trong đời mình trong nỗi buồn khi ôm mối tình đơn phương với cô ca sĩ có giọng hát liêu trai.

Trúc Phương yêu Thanh Thúy, yêu bằng một tình yêu trọn vẹn, nhưng có lẽ hai người chỉ có duyên mà không có phận.

Rất nhiều những tác phẩm để đời của Trúc Phương như “Chuyện chúng mình”, “Bóng nhỏ đường chiều”, “Tàu đêm năm cũ”… đều mang hình ảnh của Thanh Thúy, hay đúng hơn là về một mối tình đau thương và tuyệt vọng mà nhạc sĩ tài ba gởi gắm vào.

Lại trớ trêu thay, chính “Tiếng hát liêu trai” đã góp phần làm những ca khúc của Trúc Phương bay thật cao, bay thật xa. Thanh Thúy lên xe hoa về theo người khác, Trúc Phương vò võ nhớ thương. Thanh Thúy xa quê sống cuộc sống lưu vong, Trúc Phương ở lại quê nhà cùng bao hoài niệm.

Nhạc sĩ Trúc Phương đến trước khi chết trong nghèo khổ, sau một quãng thời gian đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo, đã lìa bỏ cõi đời vào năm 1995, vẫn luôn nhớ luôn mong hình bóng trong tâm tưởng đấy. Trong ca khúc “Mắt chân dung để lại” của Trúc Phương vẫn ẩn hiện bóng người xưa:

“Gửi người xưa bỏ ta để đôi mắt lại, giọt vắn giọt dài mãi đọng vũng bùn nhỏ, ta và em trót đã thiên thu nhầm lỡ, khóc mình khóc người, đỏ hoe suốt đời…”.

Thanh Thúy–  "nàng thơ" của các văn nghệ sĩ một thời )

  • Thạch Anh
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc