Tại sao phải thắp đèn cho người mù?
Chuyện kể rằng, một người mời bạn mù tới nhà ăn cơm. Khi người bạn mù ra về thì là lúc trời đã tối. Người bạn kia vội đốt cây nến bảo người bạn mù cầm theo. Anh bạn mù cảm thấy bị xúc phạm nên nói: Tôi mù làm gì nhìn thấy đường anh còn bảo tôi cầm nến, há chẳng là xúc phạm tôi. Người bạn kia mới nói: Trời tối rồi, là vì tôi sợ người khác không nhìn thấy bạn va vào bạn.
Câu chuyện đó cho thấy lối tư duy quen thuộc của chúng ta là nghĩ rằng người mù đâu cần nhìn đường mà cần nến để soi đường. Nhưng sự thực là, anh ta mù không cần nhìn đường, nhưng cầm theo cây nến đi trong tối thì sẽ giúp người khác nhìn thấy anh ấy, tránh không va phải anh ấy khong gây thêm tai nạn cho anh ấy.
Tấm lòng của người bạn mắt sáng kia là chu đáo nhưng nếu thiển cận sẽ cho là thừa thãi, thậm chí nếu vội vàng tức giận thì còn cho rằng anh ấy đang xúc phạm anh bạn mù.
Nhân sinh này, đừng vội cho rằng thứ gì đó vô dụng, nó vô dụng do ta không phải do nó
Ở đời chúng ta thường vội khước từ những thứ bị cho là vô dụng và luôn ấn định nó vô dụng rồi đổ lỗi cho nó. Thực ra nó vô dụng hãy hữu dụng là do người dùng không phải do bản thân nó nữa. Ví như ngọn nến bị cho là vô dụng với anh mù là do chúng ta chỉ tư duy lối mòn, người mù thì có ánh sáng hay không thì đều như nhau. Nhưng người tư duy thông minh thì sẽ nhận ra ngọn nến trên tay anh mù rất hữu ích với anh.
Bởi thế trong đời sống cũng vậy, hãy tận dụng thứ vô dụng vào việc khác sẽ thành hữu dụng. Chúng ta đừng giam suy nghĩ của mình rằng cái bát thì chỉ để ăn cơm, khi nó không còn xứng ăn cơm liền cho nó vô dụng. Lúc đó nếu biến nó thành cái trồng cây ươm cây thì nó lại hữu dụng...
Những người giàu thường là người nổi trội trong việc luôn nhìn ra điều hữu dụng, còn người nghèo thường phàn nàn về sự vô dụng và không biết xoay chuyển để nó thành hữu dụng.
Người thông minh thấu đáo, trước những sự việc khác thường hãy dùng tư duy phản biện để thấu tình đạt lý hơn.
Nhân sinh này, đừng vội oán than, đừng tin rằng việc mình làm tốt sẽ được ghi nhận ngay
Như anh chàng mù, thấy bạn đưa cho cây nến đã vội oán trách anh ấy xúc phạm mình. Nhiều người ở đời có tâm lý sợ người khác xúc phạm mình, sợ nếu mình không xù lên thì sẽ bị cho là ngu. Thực tế ngu hay không không cần thể hiện cho người, mà do ta biết ta hành xử. Thế nên đừng vội oán trách khi chưa tường tận việc làm của người khác. Đặc biệt với người thân thiết. Hãy hỏi một câu "Sao anh lại phải đưa nến cho tôi". Như vậy đã giảm đi được sự nông cạn của mình rồi.
Ở đời cũng đừng nghĩ mình làm tốt sẽ được ghi nhận ngay. Như anh bạn mắt sáng, lo cho bạn mù mà đốt nến nhưng lại bị mắng. Trong đời này cũng thế, nhiều khi chúng ta khác nhau ở góc nhìn nên sẽ thấy vấn đề khác nhau. Người có tu dưỡng là không vội oán than, không vội thất vọng, hãy cứ làm việc thiện theo lương tâm mình mách bảo. Tu dưỡng không phải cho người nhìn mà cho chính bản thân mình, trời ắt sẽ có sắp xếp cho bạn.