Tê chân tay kèm ngứa ran có thể là biểu hiện của bệnh đau cơ xơ
Những người mắc chứng đau cơ xơ có thể bị tê hoặc ngứa ở chân, bạn chân, tay và cánh tay. Sự tê liệt kèm ngứa ran này được gọi là chứng dị cảm, khoảng 1 trong 4 người bị đau cơ xơ sẽ bị ảnh hưởng bởi triệu chứng này.
Hiện tại, các bác sĩ chưa giải thích được tại sao những người bị chứng đau cơ xơ lại xuất hiện cảm giác tê ngứa. Họ cho rằng, có thể hiện tượng cơ cứng và co thắt ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
Bệnh đa xơ cứng
Đa xơ cứng là rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh đa xơ cứng thường gây viêm lặp đi lặp lại phá hủy màng bọc myelin của dây thần kinh.
Đa xơ cứng là tình trạng bệnh mãn tính tiến triển theo thời gian, các triệu chứng phổ biến của đa xơ cứng bao gồm:
- Co thắt cơ bắp
- Mất cân bằng
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
Tê bì chân tay và ngứa ran cũng được xem là dấu hiệu ban đầu của bệnh đa xơ cứng. Nếu bạn có dấu hiệu này, hãy đến gặp bác sĩ sớm để chẩn đoán tình trạng. Dù cảm giác này có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng nhưng cũng có thể gây rắc rối cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.
Ở người bị đa xơ cứng, tê liệt và ngứa ran có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần điều trị.
Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
Biến chứng thần kinh do đái tháo đường là tình trạng tổn thương của hệ thần kinh ngoại biên gây ra bởi bệnh đái tháo đường.
Chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm cả chân và bàn chân. Khoảng 60 – 70% những người bị bệnh tiểu đường mắc phải biến chứng thần kinh này.
Tê hoặc ngứa ở chân là triệu chứng ban đầu ở nhiều trường hợp bị tổn thương dây thần kinh do tiểu đường. Đây còn được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại vi. Tê bì chân tay thường trở nặng hơn vào ban đêm.
Nghiêm trọng hơn, chứng tê bì có thể khiến các vết loét phát triển ở bàn chân bệnh nhân bị tiểu đường không được chú ý dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí, nhiều bệnh nhân có thể phải cắt cụt bàn chân.
Dấu hiệu ở chân báo bệnh
1. Chuột rút thường xuyên
Chuột rút xảy ra khi cơ căng đột ngột hoặc bị mất nước. Bạn có thể uốn cong, xoa bóp chân để các cơ thư giãn hoặc chườm khăn lạnh vào vùng bị chuột rút hoặc uống sữa nóng trước khi ngủ. Nhưng nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra, rất có thể bạn đang bị thiếu magie, canxi, kali.... Hãy bổ sung thêm nhiều thực phẩm như trứng, sữa, thịt đỏ...để cơ thể có đủ dinh dưỡng nhé.
2. Bàn chân lạnh
Bàn chân thường xuyên lạnh có thể do cơ thể thiếu máu hoặc suy tuyến giáp. Bộ phận này có vai trò điều tiết nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất. Vì vậy, sự suy giảm chức năng hệ tuần hoàn hoặc tuyến giáp khiến máu ít lưu thông tới bàn chân so với các bộ phận cơ thể khác. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm, massage chân và giữ ấm chân vào mùa đông.
3. Sưng, đau và đỏ ngón chân
Sự tích tụ các tinh thể acid uric trong ngón chân có thể gây đau, sưng và đỏ. Điều này xảy ra do hàm lượng acid uric trong máu cao và trong y học, tình trạng này được gọi là bệnh gout. Tuy nhiên, viêm khớp và nhiễm trùng cũng có thể dẫn tới sưng đau ngón chân.