Trong dân gian người ta thường so sánh chó với mèo. Nhiều người cho rằng chó thông minh hơn, làm nhiều nhiệm vụ cần trí tuệ. Nhưng cũng có người cho rằng mèo mới là loài vật khôn ngoan.
Để tìm ra câu trả lời cho sự tranh cãi này, các nhà khoa học đã nghiên cứu não bộ của chó và mèo, đồng thời còn tính toán số lượng nơron trong vỏ não của chúng.
Nơron thần kinh vỏ não quyết định trí thông minh
Các nhà khoa học nghiên cứu noron thần kinh vỏ não và nhận thấy số nơron trung bình trong vỏ não của mèo chỉ bằng phân nửa số lượng trung bình trong vỏ não của loài chó. Nếu chó có khoảng 530 triệu nơron trong vỏ vão thì loài mèo chỉ sở hữu khoảng 250 triệu. Loài người thì có tới khoảng 16 tỉ nơron.
Tiến sĩ Suzana Herculano-Houzel là phó giáo sư môn tâm lý học và sinh học của trường Đại học Vanderbilt, Mỹ nói rằng: "Tôi tin rằng tổng số lượng nơron một động vật sở hữu, đặc biệt là nơron vỏ não, sẽ biểu hiện sự phát triển của não bộ và cho thấy khả năng ứng dụng vào thực tế những kinh nghiệm chúng đã học hỏi được trong quá khứ".
Ông cũng cho rằng chính phát hiện của ông và cộng sự về số nơ ron thần kinh này cho thấy chó thực sự là loài vật thông minh, có khả năng để làm những việc phức tạp và linh hoạt hơn trong đời sống so với loài mèo.
Ông cũng cho rằng kết quả nơ ron thần kinh đã chứng minh cho việc chó hay mèo thông minh hơn. Nghiên cứu của ông và cộng sự đã đăng tải trên tạp chí Frontiers về giải phẫu thần kinh học.
Tại sao mèo ít nơ ron thần kinh hơn chó?
Nhà tâm lý học hành vi Celia Haddon một chuyên gia về loài mèo cho rằng mèo có ít nơron hơn chó vì mèo thường ít tương tác xã hội hơn. Từ xa xưa thì tổ tiên loài chó tức là chó sói đã đi săn theo bầy đàn. Đó chính là tập tính dẫn tới việc chó cần phát triển những hành vi phức tạp hơn để hợp tác với nhau. Cũng vì thế nên loài chó trở nên thân thiện và gần gũi con người.
Trong khi đó loài mèo sống 1 mình, săn mồi một mình, không có sự phối hợp trong cuộc sống nên không có những hành vi phức tạp.
Phát hiện này đã phần nào giải thích sự giỏi giang ai cũng công nhận ở loài chó: từ giúp cảnh sát cho đến đồng hành cùng các cứu hộ viên và những nhà khoa học.
Não lớn nhưng ít nơron
Các nhà khoa học cũng đã phân tích não bộ nhiều loài động vật ăn thịt khác như chồn sương, cầy mangut, gấu trúc Mỹ, mèo, chó, linh cẩu, sư tử và gấu lông nâu. Những loài động vật ăn thịt có não lớn và bao gồm những loài sống hoang dã và những loài đã được thuần hóa.
Kết quả phân tích rất ngạc nhiên là những loài động vật có kích thước não lớn thì số lượng nơ ron thần kinh lại ít. Ví dụ, não của loài chó Golden retriever có nhiều nơron hơn linh cẩu, sư tử hay gấu lông nâu, mặc dù thể tích não của nó kém những động vật này 3 lần.
Nghiên cứu còn cho thấy gấu nâu có số lượng nơron tương đương với mèo dù thể tích não của nó lớn gấp 10 lần của mèo.
Nhà bạn có nuôi chó nuôi mèo không? Bạn thấy loài nào thông minh hơn?