Thú chơi của đại gia Việt và những xác chết Châu Phi

( PHUNUTODAY ) - Nhu cầu mua sừng tê giác ở Việt Nam và nhiều nước châu Á tăng cao, do tin đồn chữa được bách bệnh, đặc biệt là ung thư khiến vận mệnh của những con tê giác còn sót lại trên thế giới đang lâm nguy (Tổng hợp AP/SGTT).

(Đời sống) - Nhu cầu mua sừng tê giác ở Việt Nam những năm gần đây tăng cao, do tin đồn sừng tê giác chữa được bách bệnh, đặc biệt là ung thư khiến vận mệnh của những con tê giác còn sót lại trên thế giới đang bị đe dọa trầm trọng.

Những kẻ săn trộm ở Nam Phi sử dụng cưa sắt để cưa sừng tê giác, khiến con vật sống trong đau đớn, với lỗ khoét lớn rỉ máu trên đầu, nếu chúng may mắn sống sót. Đôi khi chúng còn bắn chết con vật.
Những kẻ săn trộm ở Nam Phi sử dụng cưa sắt để cưa sừng tê giác, khiến con vật sống trong đau đớn, với lỗ khoét lớn rỉ máu trên đầu, nếu chúng may mắn sống sót. Đôi khi chúng còn bắn chết con vật.

 

Trong vòng 6 năm, có đến hơn 1.000 con tê giác ở châu Phi đã bị giết để lấy sừng, bán sang các nước châu Á. Mặc dù sừng tê giác bị cấm buôn bán trên thế giới, nhưng nhu cầu dùng sừng tê giác từ Trung Quốc và Việt Nam chính là nguyên nhân khiến nạn săn bắt trộm ở châu Phi tăng chóng mặt.
Trong vòng 6 năm, có đến hơn 1.000 con tê giác ở châu Phi đã bị giết để lấy sừng, bán sang các nước châu Á. Mặc dù sừng tê giác bị cấm buôn bán trên thế giới, nhưng nhu cầu dùng sừng tê giác từ Trung Quốc và Việt Nam chính là nguyên nhân khiến nạn săn bắt trộm ở châu Phi tăng chóng mặt.

 

Giá sừng tê giác bán tại Việt Nam khoảng 128 triệu/1 lạng, sừng tê giác này nặng gần 200 gram được một người đàn ông ở Củ Chi rao bán 100 triệu đồng.
Giá sừng tê giác bán tại Việt Nam khoảng 128 triệu/1 lạng, sừng tê giác này nặng gần 200 gram được một người đàn ông ở Củ Chi rao bán 100 triệu đồng.

 

Ngoài việc dùng bột sừng tê giác làm thuốc y học cổ truyền, sừng tê giác đã trở thành món đồ xa xỉ “phải có” đối với một số người giàu Việt Nam mới nổi.
Ngoài việc dùng bột sừng tê giác làm thuốc y học cổ truyền, sừng tê giác đã trở thành món đồ xa xỉ “phải có” đối với một số người giàu Việt Nam mới nổi.

 

Ngày 15/5/2012, Cảnh sát Nam Phi đã bắt một người đàn ông Việt Nam  trong một căn hộ ở Johannesburg vì tình nghi sở hữu trái phép 10 sừng tê giác, một ngà voi, tổng trị giá gần 3 triệu USD.
Ngày 15/5/2012, Cảnh sát Nam Phi đã bắt một người đàn ông Việt Nam trong một căn hộ ở Johannesburg vì tình nghi sở hữu trái phép 10 sừng tê giác, một ngà voi, tổng trị giá gần 3 triệu USD.

 

Trước đó, tháng 1/2012, một người đàn ông Việt Nam tên Đoàn Minh, 41 tuổi cũng đã bị hải quan Mozambique bắt giữ cùng 7 chiếc sừng tê giác trong hành lý khi đang chuẩn bị lên máy bay từ Maputo về Hà Nội.
Trước đó, tháng 1/2012, một người đàn ông Việt Nam tên Đoàn Minh, 41 tuổi cũng đã bị hải quan Mozambique bắt giữ cùng 7 chiếc sừng tê giác trong hành lý khi đang chuẩn bị lên máy bay từ Maputo về Hà Nội.

 

Tổ chức Bảo vệ các loài hoang dã Quốc tế (CWI) đã phải lực chọn giải pháp thực hiện chiến dịch cắt sừng tê giác vì cho rằng đây là chiến lược cần thiết để bảo vệ mạng sống của chúng khỏi những tay săn trộm.
Tổ chức Bảo vệ các loài hoang dã Quốc tế (CWI) đã phải lực chọn giải pháp thực hiện chiến dịch cắt sừng tê giác vì cho rằng đây là chiến lược cần thiết để bảo vệ mạng sống của chúng khỏi những tay săn trộm.

 

Trước tình trạng đó, Hàng ngàn người đã đổ xuống đường biểu tình chống săn trộm tê giác. Cảnh sát phụ trách an ninh tại khu vực tại Pretoria, Nam Phi cũng tham gia biểu tình kêu gọi kết thúc các hoạt động săn trộm tê giác.
Trước tình trạng đó, Hàng ngàn người đã đổ xuống đường biểu tình chống săn trộm tê giác. Cảnh sát phụ trách an ninh tại khu vực tại Pretoria, Nam Phi cũng tham gia biểu tình kêu gọi kết thúc các hoạt động săn trộm tê giác.

 

Tại Việt Nam, tình trạng săn bắt động vật quý hiếm cũng đặt trong tình trạng báo động. Ngày 25/10/2011, WWF (Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới) và IRF (Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế) khẳng định: Tê giác Java một sừng (Rhinoceros sondaicus annamiticus) đã tuyệt chủng tại Việt Nam. xác cá thể tê giác được tìm thấy tại vườn Quốc gia Cát Tiênvào tháng 4, năm 2010. Xác cá thể này, cùng với một viên đạn tìm thấy ở chân và sừng đã bị lấy đi.
Tại Việt Nam, tình trạng săn bắt động vật quý hiếm cũng đặt trong tình trạng báo động. Ngày 25/10/2011, WWF (Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới) và IRF (Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế) khẳng định: Tê giác Java một sừng (Rhinoceros sondaicus annamiticus) đã tuyệt chủng tại Việt Nam. xác cá thể tê giác được tìm thấy tại vườn Quốc gia Cát Tiênvào tháng 4, năm 2010. Xác cá thể này, cùng với một viên đạn tìm thấy ở chân và sừng đã bị lấy đi.

 

 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn