Ngoài công dụng như một cây cung cấp nguyên liệu cho bữa ăn, chanh còn được Y học dân gian dùng làm vị thuốc chữa nhiều bệnh.
Khi dùng lá chanh cho các bài thuốc, bạn cần rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô ở nơi mát mẻ (không phơi lá chanh dưới ánh nắng trực tiếp). Sau đó, bảo quản lá chanh nơi khô ráo, để dành dùng dần.
Lá chanh có vị cay, tính ôn và có tác dụng hiệu quả trong việc tiêu đờm, chỉ khái, sát khuẩn. Đây là vị thuốc hay chữa cảm lạnh, cảm sốt và điều trị bệnh viêm phế quản khá hiệu quả.
Hơn nữa, trong thành phần lá chanh còn có chưa tinh dầu thơm nên rất hữu ích trong việc tạo mùi cho nồi nước xông giải cảm.
Chữa nhức đầu, giải cảm
Một nồi nước lá xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần đồng thời bỏ thêm bạc hà, sả và tỏi sẽ giúp bạn đánh bật virus cảm cúm và bệnh đau đầu ra khỏi cơ thể. Hoặc nếu sợ xông, bạn hãy sử dụng cách uống như sau: lá chanh 16g, tỏi 4-6g, lá dung hoặc lá mít 16g, nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
Lá chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông, chữa nhức đầu, giải cảm
Mát gan
Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được. Chia bát nước ra làm 2, uống sau bữa sáng và tối. Kiên trì thực hiện trong vòng 15 ngày để có kết quả tốt nhất. Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được.
Giúp tóc bóng mượt
Chuẩn bị lá bưởi, hương nhu và lá chanh tươi (mỗi vị 30g), rửa sạch nấu lấy nước gội đầu. Chỉ cần tuần gội 1 lần là sẽ có mái tóc bóng mượt hẳn.
Nước gội đầu từ lá chanh giúp bạn có một mái tóc bóng mượt hơn
Chữa cảm sốt không ra mồ hôi
Cảm không ra mồ hôi thường lâu và hay để lại biến chứng. Điều cần làm là để cơ thể tiết mồ hôi trở lại để thải độc tố. Để làm được điều này, cần 10g lá chanh tươi, sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc muốn tăng hiệu quả, ngoài lá chanh, có thể sử dụng thêm lá cúc tần, lá bưởi, vỏ quýt, lượng bằng nhau sắc uống trong ngày.