Tại sao tiếp viên hàng không thường mang chuối lên máy bay?
Tiếp viên hàng không thường làm việc ở độ cao lớn, nơi thiếu oxy và áp suất thấp, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Họ còn phải làm việc ở nhiều múi giờ khác nhau, khiến đồng hồ sinh học của họ bị xáo trộn, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ và mệt mỏi. Thêm vào đó, lịch bay dày đặc khiến thời gian nghỉ ngơi của họ thường rất hạn chế.
Với môi trường làm việc như vậy, việc bồi bổ sức khỏe là rất cần thiết, và chuối trở thành lựa chọn hiệu quả trong trường hợp này.
Vì lịch bay không cố định, bữa ăn của tiếp viên cũng trở nên thất thường, dễ dẫn đến các vấn đề về dạ dày và đường ruột. Chuối có khả năng kích thích sản xuất và phát triển tế bào niêm mạc dạ dày, lớp màng bảo vệ bên trong, giúp ngăn chặn axit dịch vị gây tổn thương cho dạ dày.
Nếu lớp niêm mạc này bị tổn thương, nó có thể dẫn đến các triệu chứng như đau và viêm loét. Việc tiêu thụ chuối giúp tiếp viên bảo vệ dạ dày và giảm thiểu các cơn co thắt khó chịu.
Ngoài ra, chuối chứa pectin, một loại cellulose giúp làm ẩm đường ruột, từ đó hỗ trợ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón.
Khi máy bay bay cao, áp suất giảm có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Chuối, với hàm lượng kali cao, giúp cơ thể loại bỏ lượng natri thừa, kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Đặc biệt, chuối còn có lợi cho thị lực, giúp đôi mắt sáng khỏe, điều này rất quan trọng với các tiếp viên hàng không. Bên cạnh đó, chuối là thực phẩm giàu năng lượng, giúp cảm thấy no lâu hơn, đồng thời cung cấp canxi cho xương và răng, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 đến 2 quả chuối, không nên tiêu thụ quá nhiều vì có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, sâu răng, buồn nôn, mạch đập chậm và tổn hại cho hệ thần kinh.
Dù chuối là thực phẩm tốt, nhưng chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải, vì sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến phản ứng ngược.
Một số quy định bắt buộc đối với tiếp viên hàng không
Quy định chung về đồng hồ
Tất cả các thành viên trong phi hành đoàn, bao gồm cả tiếp viên hàng không và phi công, đều phải đeo đồng hồ tuân thủ các tiêu chuẩn về kích thước và thiết kế. Đồng hồ không chỉ giúp phi hành đoàn đảm bảo đến đúng giờ mà còn được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp y tế, báo cáo tai nạn và báo cáo chuyến bay nếu có sự cố xảy ra.
Không được đến muộn
Thời gian bay được thực hiện rất nghiêm ngặt, và sự chậm trễ của phi hành đoàn có thể gây tổn thất lớn cho hãng hàng không. Máy bay sẽ khởi hành đúng lịch trình và không chờ một thành viên phi hành đoàn đến muộn.
Nếu một thành viên không tham gia cuộc họp giao ban trước chuyến bay, quản lý đội bay sẽ ngay lập tức lựa chọn một thành viên thay thế từ danh sách những người đang chờ. Việc các tiếp viên hoặc phi công đến muộn là điều không được các hãng hàng không chấp nhận. Nếu phi hành đoàn đến trễ ba lần trở lên, họ có thể bị hãng hàng không cho thôi việc.
Hạn chế trang sức
Các hãng hàng không thường đưa ra quy định về việc hạn chế đồ trang sức của tiếp viên hàng không, vì phụ kiện quá lớn có thể gây cản trở trong việc sử dụng các thiết bị trên máy bay, ảnh hưởng đến an toàn chuyến bay.
Các tiếp viên chỉ được phép đeo một chiếc nhẫn và một bộ hoa tai (thường là kiểu ngọc trai hoặc kim cương). Họ không được phép đeo vòng tay, dây chuyền hoặc bất kỳ loại trang sức nào khác. Ngoài ra, màu sắc của phụ kiện cũng không được tương phản với đồng phục của tiếp viên.
Không được từ chối chuyến bay
Phi hành đoàn không thể từ chối các chuyến bay trong danh sách phân công hoặc khi được gọi đi trong chế độ chờ. Dù chuyến bay diễn ra vào thời gian nào và đến đâu, họ bắt buộc phải nhận chuyến bay. Một số hãng hàng không cho phép thành viên trong phi hành đoàn hoán đổi chuyến bay với nhau hoặc yêu cầu một số điểm đến nhất định, nhưng điều này không phải lúc nào cũng được chấp thuận.
Không sơn móng tay màu đen
Móng tay của tiếp viên phải luôn sạch sẽ, gọn gàng và được chăm sóc kỹ lưỡng. Móng tay không được dài quá 0,32 cm so với đầu ngón tay, không được sơn màu đen và không được gắn móng giả quá dài để tránh ảnh hưởng đến công việc.
Phải luôn búi tóc
Việc búi tóc giúp tiếp viên trông gọn gàng và chỉn chu, tạo thiện cảm với khách hàng, đồng thời tránh tình trạng tóc vướng víu trong quá trình làm việc.