Sự thật về tình dược của nữ hoàng "béo, lùn" trong lịch sự Ai Cập cổ đại
Vị nữ hoàng nổi tiếng của Ai Cập cổ đại có tên đầy đủ là Cleopatra VII Philopator. Bà thường được gọi đơn giản là Cleopatra. Dù nhiều Nữ hoàng Ai Cập khác cũng có tên này song tất cả hầu như đã bị quên lãng. Nữ hoàng Cleopatra lên nắm quyền khi bà mới 17 tuổi và cai trị Ai Cập cổ đại từ năm 51 - 30 Trước Công nguyên, trước khi Chúa Kitô ra đời.
Trái ngược với giai thoại mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành mà người ta hay đồn đại Cleopatra là một nữ hoàng có nhan sắc vô cùng tầm thường. Tờ Time của Anh từng đăng tải thông tin nữ hoàng Ai Cập Cleopatra chỉ là một cô gái xấu xí, vừa béo vừa lùn: Cleopatra chỉ cao chưa đến 1,6m, thân hình hơi béo, cổ đầy ngấn thịt, răng cũng không được đẹp và khỏe mạnh.
Thông tin này đã làm dấy lên những phản đối từ Ai Cập. Cho đến nay, người ta mới chỉ tìm thấy bằng chứng duy nhất về nhan sắc của Cleopatra là đồng tiền xu La Mã có khắc hình bà. Theo như bức chân dung trên mặt đồng xu, Cleopatra có dung nhan khá thô: cổ to, mũi khoằm, tai dài và cằm nhô. Cũng giống như đa số phụ nữ thời đó, Cleopatra chỉ cao dưới 1,6m, thậm chí chỉ khoảng 1,5m.
Sự thật nữ hoàng xinh đẹp hay xấu xí chưa có lời giải đáp cuối cùng. Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu bà không xinh đẹp thì tại sao bà có thể chinh phục được trái tim của hai vị tướng quyền lực nhất thời bấy giờ? Vậy còn nguyên nhân nào khác?
Trong cuốn sách về cuộc đời của Cleopatra, sử gia Plutarch viết: "Lời nói của Cleopatra chứa đựng một sức mê hoặc khó diễn tả. Tài ăn nói, tính cách của bà thể hiện qua từng hành động. Giọng nói của bà thật ngọt ngào...".
Theo tài liệu còn lưu lại tại các thư viện lớn của Ai Cập, Hoàng đế Caesar say đắm Cleopatra bởi bà là một nữ thiên tài hiếm có vào thời Ai Cập cổ. Nữ hoàng có thể nói 9 thứ tiếng và cực kỳ thông minh. Bà được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm.
Từng gặp Cleopatra và mê đắm nữ hoàng Ai Cập ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng Antony chỉ còn biết ngậm ngùi tiếc nuối khi Cleopatra sánh bước cùng vị thủ lĩnh của mình là Hoàng đế Caesar. Khi Caesar qua đời, Antony đã chớp lấy thời cơ để có được người đẹp. Antony đã thực sự đắm chìm trong hạnh phúc khi được sống cạnh người tình.
Với sự sắc sảo của mình cùng những bí thuật quyến rũ đàn ông, Cleopatra không chỉ khiến trái tim của Antony chới với mà còn điều khiển ông nghe theo mọi lời khuyên và yêu cầu của bà.
Cleopatra được mệnh danh là bậc thầy trong việc sử dụng hương thơm. Và cũng không hề ngoa khi nói rằng bà là một "quả bom sex" quyến rũ nhất mọi thời đại.
Theo một số ghi chép, nữ hoàng Cleopatra đã quyến rũ đàn ông bằng những loại tinh dầu tự chế. Bằng sự am hiểu tâm sinh lý của con người một cách thuần thục, Cleopatra đã biết tới sức mạnh của hương thơm trong đời sống tình ái. Từ việc thông thạo các ngoại ngữ, bà có thể dễ dàng đọc sách, tìm tòi và chế tạo ra những loại nước hoa có hương thơm đặc biệt làm mê đắm đàn ông, khiến họ mất hết lý trí và nghe theo mọi yêu cầu của Cleopatra.
Trong "chuyện ấy" mùi hương đáng giá ngàn vàng
Sau người Ai Cập, người Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất nổi tiếng trong việc điều chế hương thơm phục vụ đời sống “gối chăn”. Các cung tần trong hoàng cung Thổ Nhĩ Kỳ xưa thường thích tắm gội bằng các thứ tinh dầu thơm để làm gia tăng mùi quyến rũ cho thân hình kiều diễm. Đó cũng chính là cách để họ mê hoặc quân vương. Ngay cả đối với những người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ bình thường, tinh dầu thơm cũng trở thành một phần cuộc sống thường ngày của họ. Tinh dầu chanh, hoa hồng, đàn hương…
Đặc biệt tại đất nước này, có một loại hương liệu được cho là giúp quý ông mạnh mẽ và đắm say hơn trong chốn phòng the. Nó có tên là long diên hương. Nó là một chất sáp màu xám được tạo ra trong hệ tiêu hóa của cá nhà táng nhưng chính xác quá trình hình thành như thế nào thì chưa được khám phá.
Nhiều người cho rằng long diên hương được cá nhà táng nhả ra từ miệng nhưng thực chất, nó được bài tiết ra cùng với phân. Mặc dù chưa ai lý giải được cơ chế hình thành và vai trò của nó nhưng long diên hương đã được người Thổ Nhĩ Kỳ quý hơn vàng từ thời xa xưa. Nhiều thế kỷ nay, nó cũng được săn lùng trên khắp thế giới và có giá vô cùng đắt đỏ.