(Đời sống) - Thay vì thu phạt khi không cho các thành viên trong gia đình được nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình mình thích người Việt nên đề xuất với các hãng sản xuất ti vi sản xuất riêng cho Việt Nam một loại ti vi chia nhỏ được màn hình.
Hiện nay, tại quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có điều xử phạt từ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong hành vi sau đây: Không cho thành viên gia đình đọc sách, báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày
Nhiều năm nay, câu chuyện "nhà có nhiều ô cửa sổ" khiến nhiều gia đình cha mẹ, con cái trở nên xa cách, cha mẹ không hiểu được con cái đang nghĩ gì. Các chuyên gia tâm lý thì cho rằng đây là một nghịch lý của xã hội hiện đại. Khi kinh tế càng phát triển thì các thành viên trong gia đình ngày càng trở nên xa cách. Chính vì thế, nhiều chuyên gia xã hội học khuyến khích các thành viên trong gia đình nên cùng ngồi xem một chương trình ti vi thay vì mỗi phòng một chiếc ti vi để tránh khoảng cách giữa bố mẹ và con cái ngày một xa hơn. Ấy vậy mà, Bộ Công an lại khuyến khích mỗi gia đình nên sắm vài chiếc ti vi, máy tính để các thành viên trong gia đình thoải mái tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày.
Nhắc đến Internet, ai cũng biết nó đã đem lại một nguồn kiến thức vô cùng lớn và tưởng chừng điều này vô hại. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy giới trẻ, đặc biệt là học sinh ngày nay có xu hướng lạm dụng Internet. Ví như khi thầy cô bảo soạn bài thì lên mạng chép bài soạn xuống, khi thầy cô cho bài về làm thì lên mạng tìm bài giải rồi chép vào.. những cách đối phó với thầy cô như vậy chẳng những thể hiện sự thiếu tôn trọng của học sinh mà còn khiến học sinh đó ngày càng lệ thuộc vào máy móc và học tập ngày càng sa sút.
Khi vào Internet, ai cũng cần một khoảng không gian riêng tư để chơi đùa. Tuy vậy, ngồi hàng ngày hàng giờ để đọc bộ truyện tranh hay chơi game cả ngày cũng bạn bè trong quán net lại là một chuyện khác. Đâu cũng có cái giới hạn của nó, sự hấp dẫn và lôi cuốn của game hiện nay rất khó để chống lại, bởi thế, hầu như ai trong chúng ta cũng trở nên say mê vì nó để rồi một số trường hợp đáng tiếc đã xảy ra : Những thanh niên yêu thích trò chơi bạo lực hay có những suy nghĩ hoang tưởng về việc bản thân có thể bay như trong game nên đã thực sự nhảy từ trên lầu xuống và nhận lấy cho bản thân một cái chết thương tâm và không đáng. Đôi khi, những thanh niên này còn có xu hướng nghĩ rằng giết người không phải cái tội và trong game những nhân vật giết nhau vẫn có thể hồi sinh được nên họ giết người như một bản năng và cảm giác như đang ở trong game, họ không thể phân biệt được ranh giới giữa thực tại và thế giới ảo nữa…
Cấm chì chiết thì còn khó lấy bằng chứng chứ cấm không cho thành viên gia đình đọc sách, báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình thì dễ phạt hơn rất nhiều. |
Nhiều gia đình đang đau đầu với nạn nghiện Internet của giới trẻ hiện nay thì Bộ Công an lại vẽ đường cho hươu chạy.
Mặt khác, mỗi gia đình chỉ có một chiếc ti vi. Gia đình sắm ti vi cho các phòng rất ít. Không lẽ, sau quy định này đi vào thực tế thì người dân phải đề xuất với các hãng sản xuất ti vi nên sản xuất riêng cho người Việt chiếc ti vi có thể chia nhỏ màn hình ra nhiều góc và mỗi góc phát một kênh để các thành viên trong gia đình thoải mái lựa chọn chương trình mình thích. Ví dụ, bố thích xem bóng đá, mẹ thích xem phim, con thích nghe ca nhạc nếu không có chiếc ti vi nhiều màn hình thì gia đình đó phải giàu có để mua cho mỗi nhà người một chiếc ti vi.
Trong trường hợp buộc phải nộp phạt, người dân sẽ nộp phạt như thế nào, bằng chứng đâu? Không lẽ Bộ Công an sẽ bắt các gia đình đi đăng ký ti vi giống như đăng ký xe máy. Khi ấy, ngành thương mại ti vi, máy vi tính ở Việt Nam sẽ phát triển vào bậc nhất thế giới bởi chưa nơi nào mỗi thành viên được cõng theo một chiếc ti vi để tránh bị phạt khi muốn xem chương trình mình thích.
Khi ra quy định này, người soạn thảo cũng nắm thóp được người dân. Họ biết không một nhà nào tất cả các thành viên trong gia đình đều có chung một sở thích giống nhau như ngồi xem cùng một chiếc ti vi hay ngồi đọc cùng một bài báo cả.
Cấm chì chiết thì còn khó lấy bằng chứng chứ cấm không cho thành viên gia đình đọc sách, báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình thì dễ phạt hơn rất nhiều.
Còn nhớ chiều 15/4, TVQH đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và khóa XIII của Quốc hội. Bên cạnh những phản ánh về tình trạng nghị định chậm đi vào cuộc sống gây khó khăn cho người dân, nhiều ý kiến cũng đề nghị ban soạn thảo cần chuẩn bị kỹ càng các nghị định trước khi trình UBTVQH, và việc sửa đổi các luật cũng cần đảm bảo tính thống nhất.
Giãi bày tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng giãi bày "Người dân bây giờ không biết phải chịu bao nhiêu thứ quy định vì các thủ tục phức tạp. CMTND phải ghi tên cha mẹ vừa quy định xong giờ lại bỏ. Bộ Tư pháp thì bảo đúng pháp luật, còn nhiều ý kiến khác lại bảo sai. Đã vậy giờ lại thêm quy định về căn cước. CMTND hiện nay có phải căn cước không? Tôi là dân, tôi thấy sợ các ông lắm rồi đấy".
Đúng là chỉ ở Việt Nam các nhà soạn thảo luật mới đưa ra nhiều điều quy định có một không hai. Khi áp điều luật này vào thực tế thì càng thấy nó trúc trắc và khó khả thi được.
- Tùng Chi