Tổ tiên dặn: ''Những đứa trẻ xuất sắc đều xuất thân từ 3 kiểu gia đình này''

11:00, Thứ ba 06/12/2022

( PHUNUTODAY ) - Cùng một độ tuổi, cùng một lớp học, cùng một phương pháp học tập nhưng thành tích học tập của trẻ lại khác nhau, vì sao lại có sự khác biệt như vậy? Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ phải suy nghĩ.

Gia đình có cha mẹ biết kiềm chế cảm xúc

Khi trẻ con nghịch ngợm, không nghe lời và quậy phá, cha mẹ sẽ xử lý như thế nào? Áp lực công việc, cuộc sống có quá nhiều nỗi lo và bộn bề, liệu cha mẹ có cáu lên với con.

Trẻ con giống như tờ giấy trắng, từng lời nói và việc làm của chúng đều sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Nhất là môi trường gia đình cũng như cách giáo dục, dạy dỗ của cha mẹ.

Từ một góc độ nào đó mà giảng, nguyên nhân khiến trẻ có những hành vi không thích hợp, đó không phải là hành động tự nhiên của trẻ, đó chính là kết quả của ảnh hưởng gia đình và sự tích lũy thói quen theo thời gian.

Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có nhiều cảm xúc tiêu cực, thường xuyên bị cha mẹ trách móc, oán thán sẽ trở nên bạo lực, nổi giận. Khi đối mặt với những vấn đề khó khăn, chúng thường mất bình tĩnh.

Thế mới thấy việc cha mẹ có thể kiểm soát cảm xúc của mình sẽ mang lại kết quả và thành tích học tập cho trẻ rất tốt.

Con trẻ có tinh thần và cảm xúc tốt, điều này sẽ bồi dưỡng cho trẻ tính cách cởi mở, lạc quan hơn.

new-project-2022-12-05t154208198

Gia đình có cha mẹ biết cách ''buông tay'' để con ngày một trưởng thành, tự lập hơn

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ con cái của mình còn bé bỏng, chưa hiểu chuyện và không tự làm được nhiều việc. Nên cha mẹ thường làm hết cho con.

Làm cha mẹ, ai cũng sẽ luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con của mình, nhưng họ có thể không hiểu rằng, việc yêu thương và bao bọc con quá mức sẽ cản trở sự phát triển, khả năng tự lập, điều đó không có lợi cho sự trưởng thành của chúng.

Trong việc giáo dục thì cha mẹ nhất định phải học cách buông tay đúng lúc. Cha mẹ cần biết cách buông tay để con tự lập, có cơ hội trưởng thành. Bằng cách này, khả năng lao động của trẻ sẽ được nâng cao và cải thiện, chúng sẽ trở nên tự tin hơn.

Buông tay ở đây không phải là phó mặc, bỏ bê, không quan tâm. Nếu như cắt đứt dây diều, không quản con cái nữa thì diều sẽ rơi xuống.

tam-su-cua-dua-tre-binh-thuong-sinh-ra-trong-gia-dinh-xuat-chung

Gia đình có cha mẹ thường xuyên giao tiếp lành mạnh với con

Một vị giáo viên từng hỏi học sinh: Khi các em gặp khó khăn, người đầu tiên các em muốn trợ giúp là ai?

Kết quả nhận được khiến các phụ huynh vô cùng ngạc nhiên: Xếp thứ nhất là bạn bè, xếp thứ 2 là giáo viên, cuối cùng mới là cha mẹ.

Khi trẻ gặp khó khăn, vì sao chúng không muốn cha mẹ giúp đỡ?

Lý do là bởi gia đình thiếu tương tác, nói chuyện ít với nhau.

Nguyên nhân là do gia đình thiếu giao tiếp lành mạnh. Với những gia đình thiếu giao tiếp thì vấn đề nằm ở cha mẹ. Nếu cha mẹ không chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, hàng ngày thiếu sự quan tâm, hỏi han thì đứa trẻ sẽ thường xuyên bị tổn thương.

Giữa cha mẹ và con cái cần có sự giao tiếp lành mạnh. Khi con cái gặp khó khăn về vấn đề học tập, trẻ sẽ không cần sự giúp đỡ từ cha mẹ. Dần dần kết quả học tập của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

Vậy, làm cách nào để các thành viên trong gia đình có sự giao tiếp lành mạnh?

Trước hết, cha mẹ cần phải học cách lắng nghe con trẻ, đó là bước đầu tiên trong giao tiếp. Nếu trẻ đang lo lắng về điều gì đó, cha mẹ cũng có thể dừng công việc đang làm và chú ý lắng nghe trẻ.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Truy Nguyệt