Tổ Tiên nói: 'Đáng sợ nhất là ngày Rằm tháng 4 âm lịch', vì sao lại thế?

22:02, Thứ hai 05/05/2025

( PHUNUTODAY ) - Hãy cùng tìm hiểu vì sao người xưa lại có nỗi sợ hãi này...

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tháng Tư âm lịch thường được xem là một trong những tháng mang nhiều biến động về tâm linh và thời tiết. Trong đó, ngày rằm, tức ngày 15 âm lịch lại được ông bà, tổ tiên truyền miệng rằng “rất kỵ” hoặc “sợ nhất”. Vậy ngày này có gì mà sợ, hãy cùng phân tích và làm rõ.

Tổ Tiên nói: 'Đáng sợ nhất là ngày Rằm tháng 4 âm lịch', vì sao lại thế?
Tổ Tiên nói: 'Đáng sợ nhất là ngày Rằm tháng 4 âm lịch', vì sao lại thế?

Tháng Tư âm lịch là thời điểm đặc trưng của mùa hè. Lúc này thời tiết bắt đầu thay đổi rõ rệt: nắng nóng, oi bức, độ ẩm cao, rất mệt mỏi, dễ phát sinh dịch bệnh và thiên tai. Người xưa coi thời điểm này là “giao mùa âm dương”, nơi các luồng khí vận hành bất ổn, dễ làm phát sinh những hiện tượng không bình thường. Còn theo phong thủy dân gian, đây là lúc “dương khí vượng nhưng chưa ổn định”, khiến âm khí cũng tranh thủ len lỏi, gây ra hiện tượng gọi là “âm dương xung khắc”.

Trăng Rằm tháng nào cũng là lúc trăng tròn, đầy đặn nhất, nó đại diện cho sự viên mãn, nhưng theo quan niệm cổ truyền, đây cũng là thời điểm âm khí lên cao nhất trong tháng. Riêng rằm tháng Tư, vì rơi vào giai đoạn giao mùa, nên sự giao thoa giữa âm – dương càng mạnh, lúc này vong linh cũng dễ động. Tổ tiên tin rằng, những ai yếu bóng vía, thiếu phúc khí hoặc thường xuyên làm điều thất đức sẽ dễ bị “hút âm” vào người trong những ngày như vậy.

Trăng Rằm tháng nào cũng là lúc trăng tròn, đầy đặn nhất, nó đại diện cho sự viên mãn
Trăng Rằm tháng nào cũng là lúc trăng tròn, đầy đặn nhất, nó đại diện cho sự viên mãn

Một yếu tố quan trọng nữa là rằm tháng Tư âm lịch trùng với ngày lễ Phật Đản. Đây là một trong ba ngày lễ lớn nhất của Phật giáo. Đây là ngày mang nhiều ý nghĩa và rất được coi trọng, mang tính thiêng liêng cao độ, đòi hỏi sự trang nghiêm và thanh tịnh tuyệt đối. Nên vào ngày này người ta thường có nhiều kiêng kị, ví dụ kiêng sát sinh, kiêng cãi vã hay đổ vỡ… . Ai phạm điều cấm kỵ trong ngày này sẽ bị tổn phúc, xui xẻo cả năm. Vì vậy, nỗi "sợ" của người xưa không chỉ mang tính siêu hình mà còn bắt nguồn từ tâm lý kính sợ đấng thiêng liêng.

Đồng thời, Tổ tiên ta vốn sống gần gũi với thiên nhiên và tích lũy kinh nghiệm qua nhiều đời. Tháng Tư âm lịch là thời điểm dễ xảy ra bão đầu mùa, giông lốc, sấm sét, đây đều là những hiện tượng thiên nhiên tiêu cực có thể gây hại tới con người, vật nuôi, hoa màu.  Vào thời điểm này tâm trạng con người luôn lo lắng, sợ hãi, bất an. Vì vậy, người xưa thường bảo con cháu "giữ mình" trong thời điểm này.

Nói tóm lại, lời dạy của Tổ Tiên “tháng Tư âm sợ nhất ngày rằm” không đơn thuần chỉ là lời đồn mang tính mê tín, mà phản ánh một hệ thống tư duy sống cân bằng giữa trời – người – đạo. Cho tới nay, nhận thực của người hiện đại đã có nhiều thay đổi nhưng những kinh nghiệm sống được đúc rút lâu đời vẫn mãi nguyên vẹn giá trị. Con cháu nên học hỏi, đúc rút, sống sao cho linh hoạt, phù hợp, cái gì thấy đúng thì vận dụng, có như thế cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp.

Những điều kiêng kỵ ngày rằm tháng Tư

  • Không câu cá, sát sinh kẻo bệnh tật đeo bám, vận mệnh suy giảm.
  • Tránh để lộ đáy thùng gạo kẻo đói kém, mất mùa cả tháng.
  • Kiêng kỵ chuyện vợ chồng nếu không sẽ hao tổn nguyên khí.
  • Không nói điềm gở, nói bậy, chửi tục, cãi vã làm thu hút chuyện thị phi, rắc rối.
  • Hạn chế mặc đồ trắng với đen vì 2 màu này thường liên tưởng tới tang tóc, người đã khuất.
  • Tránh cho mượn tiền nong bởi điều này đồng nghĩa với việc bạn cho đi tài lộc của mình.
  • Tránh đi đến nơi có âm khí nặng như mồ mả, bãi tha ma, nơi hoang vu, bệnh viện đặc biệt những người yếu bóng vía, hay có sức khỏe kém... kẻo bệnh tật, đau ốm triền miên.
  • Tránh làm vỡ, làm hỏng đồ đạc kẻo điềm báo tài phúc hao tổn, gặp nhiều xui xẻo, gia đạo bất an.
  • Tránh kì kèo giá cả rồi không mua kẻo ảnh hưởng đến vận làm ăn của người khác. 
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Thuỵ
Từ khóa: lời tổ tiên