Tổ Tiên truyền dạy: 'Đáng sợ nhất là ngày Rằm tháng 4 âm', tại sao lại thế?

15:29, Chủ nhật 11/05/2025

( PHUNUTODAY ) - Theo quan niệm của người xưa, thời gian Rằm tháng 4 âm cực kỳ đáng sợ, tất cả đều có nguyên do của nó.

Trong kho tàng tri thức dân gian của người Việt xưa, có nhiều những câu nói với hàm ý sâu xa. Một trong những câu nói đó phải kể đến câu nói: "'Đáng sợ nhất là ngày Rằm tháng 4 âm", hã cùng tìm hiểu nguyên do.

Theo lịch Âm, tháng Tư là thời điểm mùa hè rực rỡ nhất. Đây là giai đoạn “dương khí cực thịnh” trong năm. Người xưa nói rằng, vào những ngày này thì người yếu vía, không cân bằng được nội khí dễ rơi vào trạng thái bất an, dễ bị ảnh hưởng bởi tà khí hoặc các hiện tượng lạ trong tâm linh.

Tổ tiên cho rằng rằm tháng Tư là thời điểm “cõi trên và cõi dưới” gần nhau nhất, âm dương hòa lẫn không rõ ràng. Chính vì thế, người xưa sẽ cảm thấy có chút bất an, lo lắng vào ngày này.

Tổ Tiên truyền dạy: 'Đáng sợ nhất là ngày Rằm tháng 4 âm', tại sao lại thế?
Tổ Tiên truyền dạy: 'Đáng sợ nhất là ngày Rằm tháng 4 âm', tại sao lại thế?

Rằm tháng Tư cũng chính là ngày Phật Đản – ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện ở thế gian. Lễ Phật Đản được coi là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đạo Phật. Trong tâm linh, người ta tin rằng vào ngày này, ánh sáng cõi Phật sẽ lan tỏa mạnh mẽ xuống dương gian. Nhưng cũng chính vì thế mà các linh hồn lang thang, oan khuất, chưa siêu thoát... có xu hướng “tụ hội” nhiều hơn để mong được chiếu rọi, được hóa giải.

Nói cách khác, ngày này dù chính là ngày lành, nhưng linh giới lại vận hành mạnh mẽ, khiến những người nhạy cảm dễ bị cuốn vào trạng thái bất ổn về tâm lý hoặc sức khỏe. Vì thế, vào ngày Rằm tháng 4, nhất cử nhất động đều nên chú trọng, đặc biệt vào buổi tối đêm thì càng nên chú ý.

Các cụ xưa còn nói rằng, rằm tháng Tư là lúc dễ gặp các điềm báo nhất trong năm. Trong nhà có thể xảy ra một vài hiện tượng lạ, thiên nhiên cũng bất ổn. Những chuyện tưởng như nhỏ nhặt ấy nếu rơi đúng vào rằm tháng Tư thường được xem là báo hiệu của người đã khuất hoặc của thần linh báo mộng. Điều này khiến con cháu trên dương thế không thể không suy nghĩ.

Rằm tháng Tư cũng chính là ngày Phật Đản – ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện ở thế gian
Rằm tháng Tư cũng chính là ngày Phật Đản – ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện ở thế gian

Tổ tiên vì thế nhắc nhở con cháu không nên lơ là, đặc biệt là trong cách ăn nói, cư xử, hành động, bởi trong ngày này, "phúc họa tại miệng", "tâm thành thì phúc đến, tâm tà thì họa theo".

Dù là ngày lễ, nhưng rằm tháng Tư không mang đến sự nhộn nhịp như Tết hay rằm Trung Thu. Thay vào đó, đây là ngày của tịnh tâm, ngày mà người ta hướng về cõi Phật, tới những giá trị về mặt tâm linh. Vào ngày Rằm, khói hương nghi ngút ở chùa, tiếng tụng kinh vang vọng suốt ngày đêm, cùng với không gian trang nghiêm, khiến nhiều người cam thấy có chút lạnh lẽo.

Vào ngày này, người xưa cũng quan niệm nên tránh làm việc lớn, ví dụ không cưới hỏi, không khai trương, không khởi công xây dựng… để tránh “động âm khí”.

Nói chung, câu nói “đáng sợ nhất là ngày rằm tháng 4 âm” không hề mang tính đe dọa, mà hơn hết, nó là lời nhắc nhở sâu sắc về việc giữ gìn tâm ý, hành vi và phước đức. Vào ngày này chúng ta nên ý thức làm việc thiện, tránh những điều ác ý. Nếu biết sống chậm lại, hướng thiện và giữ tâm an lành, thì “ngày đáng sợ” sẽ trở thành ngày an lành nhất trong năm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Thuỵ