Xếp thứ nhất trong danh sách, cũng như năm ngoái, là Lực lượng vũ trang Mỹ. Yếu tố then chốt đối với vị trí thủ lĩnh của Mỹ là mức chi phí quân sự, cao vượt hơn Nga và Trung Quốc, bất kể cắt giảm ngân sách của Lầu Năm Góc từ 612 tỷ USD xuống còn 577 tỷ USD.
So với Moscow, Bắc Kinh đang chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng nhưng Global Firepower đánh giá rằng Nga có tiềm năng quân sự vượt hơn Trung Quốc do chiếm ưu thế về cơ số đơn vị thiết bị, chẳng hạn như xe tăng - 15.398 chiếc so với 9.150 chiếc.
Vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng thuộc về một thành viên khác của nhóm BRICS là Ấn Độ.
Ảnh minh hoạ |
Trong số các nước châu Âu, Global Firepower đánh giá Anh cao hơn cả, ở hàng thứ 5. Các nước khác trong top 10 bao gồm Pháp, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bảng xếp hạng này không tính đến tiềm năng hạt nhân của các quốc gia, cũng như tính chất quân sự và chính trị ở các nước được đánh giá.
Tại Đông Nam Á
Theo cách tính của Global Firepower, tất cả các chỉ số xếp hạng đều được quy ra điểm (PwrIndx).
Điểm “PwrIndx” lý tưởng là 0,0000, được đánh giá dựa trên 50 yếu tố có ý nghĩa quyết định về khả năng đương đầu với chiến tranh thông thường, ví dụ như các yếu tố liên quan đến tài nguyên, tài chính, sức mạnh Hải - Lục - Không quân, hậu cần, dân số.
1. Indonesia: điểm PwrIndx 0,5231
Global Firepower xếp Quân đội Indonesia ở vị trí số 1 Đông Nam Á và thứ 12 thế giới dựa vào các yếu tố sau đây:
Xe tăng Leopard 2A4 của Indonesia |
Ngân sách quốc phòng của Indonesia hiện là 6,9 tỷ USD, tổng số quân thường trực vào khoảng 476.000 người cùng với 400.000 quân dự bị.
2. Thái Lan: điểm PwrIndx 0,6833
Quân đội Hoàng gia Thái Lan đứng ở vị trí số 2 khu vực Đông Nam Á ngay sau Indonesia và đứng thứ 20 thế giới.
Ngân sách quốc phòng của Thái Lan là 5,39 tỷ USD, tổng số quân thường trực vào khoảng 306.000 người cùng với 245.000 quân dự bị
Xe tăng thuộc đơn vị thiết giáp cận vệ của nhà vua |
3. Việt Nam: điểm PwrIndx 0,7024
Đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 21 thế giới là Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chiến hạm của Hải quân Việt Nam duyệt đội hình trên biển |
Theo Global Firepower, ngân sách quốc phòng của Việt Nam hiện là 3,365 tỷ USD, tổng số quân thường trực vào khoảng 412.000 người cùng với hơn 5 triệu quân dự bị. Ngày 15-9, trang web Global Firepower đã tổng hợp, thống kê và cập nhật sức mạnh quân sự của 126 trên thế giới để đưa ra bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2015. Trong đó, đánh giá sức mạnh quân sự của Việt Nam đứng hàng 21 thế giới.
4. Singapore: điểm PwrIndx 0,8584
Quân đội Singapore là lực lượng được trang bị tốt nhất khu vực, tuy nhiên do diện tích lãnh thổ quá nhỏ bé mà phần lớn quân thường trực của họ phải gửi ở nước ngoài. Do đó sức mạnh quân sự của Singapore chỉ đứng thứ 4 khu vực và thứ 26 thế giới.
Tiêm kích F-15SG của Không quân Singapore |
Singapore có ngân sách quốc phòng rất lớn, lên tới 9,7 tỷ USD, nhưng tổng số quân thường trực chỉ là 71.600 người cùng với hơn 950.000 quân dự bị.
5. Malaysia: điểm PwrIndx 0,9612
Đứng thứ 5 trong danh sách quân đội mạnh nhất Đông Nam Á và thứ 35 thế giới là Quân đội Hoàng gia Malaysia.
Máy bay vận tải A400M của Không quân Malaysia |
Ngân sách quốc phòng của Malaysia hiện là 4,7 tỷ USD, tổng số quân thường trực vào khoảng 110.000 người cùng với hơn 296.500 quân dự bị.
15 điều ít biết về trùm phát xít Đức Adolf Hitler (Khám phá) - (Phunutoday) - Trùm phát xít Đức Hitler từng mơ ước trở thành họa sĩ. |