TP.HCM sẽ dùng tên hoa, đặc sản đặt tên đường?

( PHUNUTODAY ) - UBND TP.HCM vừa có tờ trình HĐND TP về tiêu chí để chọn tên, đưa vào quỹ tên đường tại TP. UBND TP trình tám nguyên tắc chung về đặt, đổi tên đường và công trình công cộng.

UBND TP.HCM vừa có tờ trình HĐND TP về tiêu chí để chọn tên, đưa vào quỹ tên đường tại TP. UBND TP trình tám nguyên tắc chung về đặt, đổi tên đường và công trình công cộng.

Báo Tuổi trẻ dẫn nội dung tờ trình cho biết, TP ưu tiên chọn sự kiện lịch sử - văn hóa, địa danh nổi tiếng, danh lam thắng cảnh, danh nhân và nhân vật lịch sử tiêu biểu, bà mẹ VN anh hùng, anh hùng liệt sĩ, những người có công với đất nước, gắn bó với sự phát triển của TP và khu vực Nam bộ để đặt tên đường và công trình công cộng.
 
Không đặt tên của một nhân vật lịch sử cho nhiều đường khác nhau ở TP. Việc đặt tên đường và công trình công cộng chỉ sử dụng tên của những người đã mất...
 
Từ thực tế đặt tên đường tại TP, Hội đồng đặt mới, sửa đổi tên đường đề nghị bổ sung tiêu chí là chọn tên các loại hoa, các loại đặc sản tiêu biểu của Nam bộ để đưa vào quỹ tên đường và đặt tên đường.

 

Tên đường
 Bổ sung tiêu chí là chọn tên các loại hoa, các loại đặc sản tiêu biểu của Nam bộ để đưa vào quỹ tên đường bên cạnh tên các danh nhân.
 
Mục đích của việc đặt tên đường là để người ta dễ nhớ, dễ xác định vị trí khu vực nên càng ít bị lầm càng tốt. Đối với những người lớn tuổi, trí nhớ kém, ngôn ngữ hay bị rối loạn thì cái tên và khu vực lại càng cần phải dễ phân biệt. 
 
Nói đến tên đường, người ta thường nghĩ đến những nhân vật lịch sử. Nhân vật nào càng nổi tiếng thì càng được đặt ở những trục đường lớn. Trong một thành phố có đến mấy cái tên của một danh nhân như vừa Trần Hưng Đạo vừa Trần Quốc Tuấn, vừa Quang Trung vừa Nguyễn Huệ... 
 
Tên đường cũng có thể là sản phẩm văn hóa của lịch sử. Dầu đi đến tận chân trời nào, nói đến những cái tên "họ nhà Hàng" như: Hàng Bè, Hàng Than, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Đào... là người ta có thể hình dung ra ngay ba mươi sáu phố phường cổ kính của Hà Nội, rất nên thơ, rất gợi cảm.
 
Tuy nhiên, do không có sự điều phối làm TP.HCM có rất nhiều đường trùng tên ở các quận khác nhau; kết quả là người dân lúc kêu xe về đường Bùi Thị Xuân, quận Tân Bình thì xe lại chạy sang đường Bùi Thị Xuân quận 1...
 
Nhiều phố ghi sai tên danh nhân
 
Đấy là chưa kể không biết vì lý do gì, kiến thức có hạn hay vô tình sơ sót, mà nhiều con đường mang tên các danh nhân bị viết sai trầm trọng.

 

Đường Trương Quốc Dung lẽ ra phải là Trương Quốc Dụng
Đường Trương Quốc Dung lẽ ra phải là Trương Quốc Dụng
 
Nhà Hán học Nguyễn Tôn Nhan từng nói rằng những lần xuống quận 5, TP.HCM, qua con đường Lương Nhữ Học là ông "bực cả người". Nguyên nhân là vì trong lịch sử không có ai tên này cả, mà chỉ có Lương Như Hộc.
 
Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục và Đại Việt sử ký toàn thư thì Lương Như Hộc (1420 - 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê. Ông là người hai lần đi sứ nhà Minh và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng.
 
Lên quận Phú Nhuận có đường mang tên Trương Quốc Dung. Trong lịch sử nước ta chỉ có danh nhân Trương Quốc Dụng (1797 - 1864). Ông là nhà thiên văn, nhà văn, nhà sử học nổi tiếng, đậu tiến sĩ năm 1829, làm quan qua 3 triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông là nhà thiên văn học uyên bác, am tường lịch cổ và tây lịch, có công truyền dạy, chấn hưng khoa làm lịch Việt Nam thời Nguyễn.
 
Tên của kỹ sư Kha Vạng Cân (1908 - 1982), nguyên chủ tịch Ủy ban Hậu cần Sài Gòn, bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ đầu tiên của nước ta, được đặt cho con đường dài nhất quận Thủ Đức. Có điều người ta ngắt bớt chữ "g", thành Kha Vạn Cân.
 
Chính vì vậy, có lẽ ai cũng mong chờ  việc đặt tên cũng như sửa đổi tên đường sẽ đem lại thuận lợi cho người dân.
  • (Tổng hợp từ TTO, Kiến thức)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn