Trải nghiệm “ma mị”, gây ám ảnh ở những địa điểm kỳ bí nhất Việt Nam(P.1)

( PHUNUTODAY ) - Căn biệt thự bỏ hoang bị đồn "có ma" ở Đà Lạt, ngôi nhà điên hay bể xương chùa Thầy... là những địa điểm khiến du khách thích thú bởi sự kỳ dị, huyền bí đến sởn gai ốc.

Biệt thự bỏ hoang ở Đà Lạt

Biệt thự cổ trên đèo Prenn ở Đà Lạt luôn thu hút những người tò mò, muốn tìm hiểu thực hư sau những tin đồn huyền bí được thêu dệt.

dia-diem-gay-am-anh-o-viet-nam3 phunutoday

 

Sự âm u, lạnh lẽo của không gian xung quanh, sương mù mờ ảo và chỉ có tiếng rừng thông reo, xung quanh không người ở và cả sự hoang phế bên trong ngôi nhà làm tăng thêm phần rùng rợn khi bước vào. 

Mặc dù thông tin về những sự cố bí ẩn liên quan đến ngôi nhà chưa được xác minh rõ, địa điểm này vẫn luôn thu hút sự hiếu kỳ của giới trẻ các vùng xung quanh mỗi khi lên Đà Lạt du lịch. 

“Xoáy nước nuốt người” tại hồ Đá làng đại học Thủ Đức

Hồ Đá là hồ nước ngọt rất trong xanh tại làng đại học Thủ Đức thu hút sinh viên bất chấp biển báo nguy hiểm đến đây để vui chơi, bơi lội. ngắm cảnh. Nước trong hồ lạnh vô cùng làm bao quanh là tường đá cheo leo, lởm chôm, rớt xuống hồ mà may mắn không bị đập đầu vào đá thì cũng khó lòng sống sót nổi. Bên cạnh đó, dưới đáy hồ không chỉ có bùn đất thông thường mà còn có đá nhọn lởm chôm, vô số hố lớn nhỏ với độ nông sâu khác nhau. 

dia-diem-gay-am-anh-o-viet-nam2 phunutoday

 

Nhìn mặt hồ yên ả vậy, ai cũng tưởng an toàn nhưng bơi sâu sâu vô một chút thì nước đột ngột thay đổi nhiệt độ, lạnh như nước đá. Trong bán kính chừng 3m có nơi nước hơn đầu gối, ngang hông, có chỗ hố sâu hơn 20m. Bởi vậy, người đến vui chơi, tắm lội tại hồ cứ tưởng gần bờ là cạn, nhảy xuống tắm, sập hố hụt chân dẫn đến những cái chết thương tâm hằng năm.

"Ngôi nhà điên"

Ngôi nhà này là tập hợp của những khối kì dị, lạ thường, không theo một quy luật kiến trúc đặc thù nào. Nơi này trở thành một chốn huyền hoặc, bí ẩn mà hầu hết giới trẻ đều cảm thấy rờn rợn khi đặt chân đến đây tham quan.

Du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi kiến trúc đặc biệt của công trình và khó quên bởi hành trình khám phá đầy cảm xúc trong "Ngôi nhà điên".

Chiếc bàn tự xoay kỳ bí

Chiếc bàn xoay thuộc sở hữu của cô Phong Lan, chủ một nhà nghỉ cạnh Chùa Tàu, Đà Lạt. 

Tờ Vietnamnet dẫn lời ông Vũ Thế Khanh, thành viên nhóm nghiên cứu của Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng cho rằng hiện tượng chiếc bàn tự động xoay không hề có sự tác động siêu nhiên nào.

dia-diem-gay-am-anh-o-viet-nam1 phunutoday

 Nhiều người hiếu kỳ trước sự việc trên

Trên thực tế, mặt bàn chỉ có thể quay được khi người chơi đặt tay trực tiếp vào mâm tạo mômen quay cho mâm và liên tục đọc khẩu lệnh thì tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị. Dần dần, người thử nghiệm bị rơi vào ảo giác giống như đang có lực vô hình nào đó làm cho mâm quay và cảm thấy mâm chuẩn bị quay, nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay đã được định hướng trong đầu.

Lạnh gáy bể xương chùa Thầy

Hang Cắc Cớ thuộc khu di tích chùa Thầy ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) được dư luận quan tâm đặc biệt vì trong hang này có một chiếc bể chứa hàng nghìn bộ xương người.

Theo lời kể được truyền qua nhiều thế hệ, khi tìm thấy hang, người ta chứng kiến những bộ hài cốt này nằm trong một hố như cái giếng, nằm chồng chất lên nhau. Cách đây hàng trăm năm, người dân xây một chiếc bể vuông, tựa vào vách dùng để chứa hài cốt. Trên tấm bia ghi bên ngoài bể bằng tiếng Hán, dịch ra đại ý là “Lữ Gia chống Hán lưu sử sách/Bể hận ngàn xương mãi mãi ghi”.

dia-diem-gay-am-anh-o-viet-nam phunutoday

Nơi này chứa nhiều xương cốt của nghĩa quân người Việt xưa 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lữ Gia là tướng nhà Triệu, nước Nam Việt (thế kỷ 2 TCN). Dưới triều Thuật Dương Vương (111 TCN), ông giữ chức Tể tướng. Tuy vậy, giới sử học và khảo cổ Việt Nam đưa ra nhiều phỏng đoán khác về nguồn gốc bể xương này.

Theo các giả thuyết, đây có thể là xương cốt của nghĩa quân người Việt bị quân nhà Minh giết khoảng thế kỷ thứ 14, 15 hoặc xương của người dân địa phương khi chạy trốn quân Cờ Đen ở nhà Thanh do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu tràn sang nước ta và hoành hành quanh vùng núi Thầy cuối thế kỷ 19. Cũng có thể các bộ xương này là của chính quân Cờ Đen.

Ngày nay, bể xương ở hang Cắc Cớ là một địa điểm không nên bỏ qua dành cho du khách khi ghé thăm khu di tích chùa Thầy. Tới nơi đây, du khách sẽ không thể quên được cái cảm giác tăm tối, u mê đến thăm thẳm, những con đường tối đen như mực và đặc biệt là tận mắt nhìn thấy những bộ xương người chất đống dưới hang sâu…

Theo:  khoevadep.com.vn copy link
TIN MỚI CẬP NHẬT