Thắp hương trầm là một cách hiệu quả để gia tăng may mắn và hóa giải năng lượng tiêu cực. Khi tinh thần đang tồi tệ, bạn có thể chọn đốt hương có mùi cay nồng như gỗ đàn hương hoặc hoa nhài. Và khi thắp hương cho Thần Phật, gia tiên,...bạn nên thắp số lẻ chứ không phải là số chẵn.
Nếu bạn đang gặp xui trong cuộc sống cá nhân, đốt hương tại nhà. Còn nếu bạn đang gặp vấn đề về công việc, hãy thắp hương trong văn phòng của bạn.
Ý nghĩa của việc thắp hương
Vào những ngày rằm, mồng một hàng tháng, các dịp giỗ, Tết hầu hết các gia đình Việt Nam đều thắp hương (nhang) lên bàn thờ cúng Phật, gia tiên, thần tài hoặc đến đền, chùa… cầu mong gia đạo yên vui, mạnh khỏe, may mắn…
Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa, góp phần bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi khi ấy, hành động này giúp tâm chúng ta tĩnh và bày tỏ được lòng thành kính với những người đã mất, ông bà tổ tiên trong gia đình.
Nén hương được thắp lên, gửi gắm nhiều thông điệp của trần gian đối với đất trời, tổ tiên, ông bà của mình, nó cũng làm gia đình ấm áp, lòng người được thanh thản hơn. Chính vì thế, việc thắp hương đúng cách như một sợi dây vô hình, gắn liền hai thế giới lại với nhau.
Thắp hương thế nào cho đúng?
Thực tế cho thấy, người Việt Nam ta khi thắp nhang thường chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) cho số nén hương dâng lên. Hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không chọn số chẵn (2, 4, 6, 8).
Theo lý giải của nhà Phật, số lẻ mang nhiều ý nghĩa. Số lẻ là số âm và số chẵn là số dương. Số lẻ là âm nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm). Với các cách thắp hương số lẻ khác nhau, sẽ có mỗi một ý nghĩa khác nhau như sau:
* Khi nào ta thắp một nén hương
Buổi sáng người ta thường thắp một nén hương lên ông Thần Tài, ông Địa. Số 1 là số dương – ý chỉ là người sống thành tâm cầu thần linh, cầu mong thần linh phù hộ cho người mua may bán đắt hay được an lành, may mắn.
* Khi nào thì thắp ba nén hương
Cách thắp hương dùng ba nén hương là cách làm phổ biến ở các gia đình Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể áp dụng cho bất cứ dịp nào và ở bất cứ đâu. Trong tâm linh số 3 là sự tượng trưng cho 3 giới Thiên (trời) – Địa (đất) – Nhân (người).
Người dân Việt Nam hay chọn cách thắp 3 nén hương vào những dịp cúng giỗ, động thổ, cưới xin, ngày Tết hay những khi tiến hành các việc quan trọng trong đời.
Cũng có những cách hiểu khác về con số 3 (số dương) như sau: Tam ở đây là tam bảo (Phật – Pháp – Tăng); là tam giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới);
là tam thời (quá khứ – hiện tại – tương lai); là tam vô lậu học (giới – định – tuệ) của nhà Phật hay tam là: tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).
* Khi nào nên thắp năm, bảy, chín nén hương
Con số 5 ở đây có thể hiểu là ngũ phương (5 phương trời đất), ngũ thổ (5 hướng thần linh) và ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Việc thắp 5 nén hương được coi là long trọng hơn 3 nén, bởi 5 nét hương trên hương án sẽ tượng trưng cho cầu ngũ phương, ngũ thổ, ngũ hành, tức là cầu mong khắp trời đất, Thần Phật chứng giám cho lòng thành của người cầu khấn.
Số 7 và số 9 được tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân (nam thất nữ cửu). Cũng có cách nói cho rằng, thắp 7 nén là dâng hàng Thánh mẫu, thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật…
Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp hương, khấn, lạy, và vái.
- Khấn: Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chôn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Ngưòi ta thưòng nói khấn vái là vậy.
- Vái: Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ỏ trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.
- Lạy: Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau.
Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và giơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuông gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang vối đầu gốỉ chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo