Những giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn
Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà.
Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?
Chưa có một nghiên cứu nào cho thấy ăn trứng vịt lộn gây tác hại đến bà bầu. Như đã nói trên, trứng vịt lộn là món ăn dinh dưỡng nên các mẹ bầu có thể bổ sung thêm vào thực đơn ăn uống của mình để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng tốt hơn.
Tuy nhiên, không chỉ riêng trứng vịt lộn mà đối với các loại thực phẩm khác cũng vậy. Chị em không nên lạm dụng, ăn quá nhiều trong ngày sẽ gây những hệ quả không mong muốn. Ăn với số lượng vừa đủ là được.
Việc lạm dụng ăn trứng nhiều ngày, nhiều bữa liên tục kéo dàu sẽ có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, các bệnh về tim mạch, huyết áp cho mẹ bầu. Do vậy, đối với chị em khi mang thai cần chú ý hơn khi ăn trứng vịt lộn có chừng mực.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn khá cao, việc ăn nhiều sẽ dẫn đến thừa vitamin A, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi.
Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
Ăn trứng ở thời điểm nào thì phù hợp? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn vào thời điểm đầu và cuối thai kỳ vì thời gian này, mẹ bầu không cần đến nguồn năng lượng lớn trong trứng vịt lộn như vậy .
Bà bầu ăn trứng vịt lộn bao nhiêu thì đủ? Do chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn trong mỗi quả trứng vịt lộn nên khi ăn quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu. Bà bầu nên ăn nhiều nhất 2 quả / tuần.
Không nên ăn kèm rau răm, gừng và hạn chế gia vị khi ăn trứng vịt lộn: Bà bầu nên nhớ rau răm có thể gây sảy thai, gừng dễ bị lạnh bụng. Đặc biệt phụ nữ mang thai nên hạn chế đồ ăn nhiều muối, nên chú ý đừng ăn trứng mặn quá nhé!
Nên ăn trứng vịt vào buổi sáng bởi trong món ăn này có chứa nhiều đạm rất khó tiêu. Vì vậy bà bầu không nên ăn trứng vào chiều hoặc đêm bởi sẽ gây tức bụng, khó ngủ đặc biệt khi bụng bầu ngày càng to cảm giác sẽ vô cùng khó chịu.
Với bà bầu có triệu chứng mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, thừa cân thì nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. Bởi một quả trứng vịt lộn cung cấp khá nhiều dinh dưỡng và cholesterol gây tác động xấu cho sức khỏe của mẹ bầu mắc những bệnh trên.