Trẻ 13 tháng suýt mất mạng vì bệnh sởi do sai lầm mà nhiều bà mẹ cùng mắc phải

( PHUNUTODAY ) - Bệnh nhân tên Trương Mạnh C. được 13 tháng tuổi quê Phú Thọ nhập viện Nhiệt đới trong tình trạng nguy kịch tính mạng do mẹ nghe theo phong trào anti vắc xin

Khi khai thác tiềm sử tiêm phòng của bệnh nhi từ mẹ, bác sĩ đã "giật mình" vì mẹ không hề tiêm phòng vắc xin cho con. Người mẹ này chia sẻ đọc thông tin trên mạng cho rằng tiêm vắc xin không tốt trẻ dễ bị tự kỷ, suy giảm miễn dịch… nên đã quyết định không tiêm vắc xin cho con.

Điều đáng nói khi dịch sởi đang bùng phát vẫn có rất nhiều bà mẹ còn mê muội hùa theo trào lưu anti vắc xin, để rồi con là người phải lãnh hậu quả.

Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, hiện nay, đang điều trị, theo dõi cho hơn 30 trường hợp trẻ em mắc sởi nặng. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận 3-5 trường hợp nặng, thường tập trung vào trẻ em.

Hãy cho con mình đi tiêm phòng vắc xin để không phải hối hận về sau

Hãy cho con mình đi tiêm phòng vắc xin để không phải hối hận về sau

Còn tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung hiện nay cũng có từ 15-20 trẻ đang điều chỉ biến chứng do sởi. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, con số bệnh nhi điều trị sởi có biến chứng sởi cũng khoảng 20 ca.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, dịch Sởi có mức độ lây lan rất nhanh, trẻ không được tiêm phòng vắc xin hoặc chưa tiêm đủ các mũi tiêm nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn bệnh là rất cao.

GS.TS Kính khuyến cáo tuyệt đối không dùng mẹo dân gian chăm sóc con tại nhà. Các bà mẹ chăm sóc con theo các phương pháp sau:

- Trẻ bị sởi cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi. Khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt. Không tự ý cho trẻ uống thuốc Đông y, nếu dùng kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ.

- Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh ăn thức ăn cứng làm tổn thương đường tiêu hóa của trẻ.

- Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh, rồi mới được chăm sóc trẻ lành.

Không tiêm phòng vắc xin bệnh sởi bé có nguy cơ biến chứng nguy kịch

Không tiêm phòng vắc xin bệnh sởi bé có nguy cơ biến chứng nguy kịch

- Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.

- Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

- Trong trường hợp đã có tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Tuy nhiên, đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và ít phổ biến.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link