Tròn 20 năm siêu bão Linda tiến vào Nam Bộ, lần này 2 cơn áp thấp tiếp tục đổ bộ vào đây

( PHUNUTODAY ) - Ngư dân tại Cà Mau cho biết, thời tiết tại hôm nay rất giống với thời tiết 20 năm trước. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Tròn 20 năm sau bão Linda, Nam Bộ đón áp thấp nhiệt đới

Lúc 14h ngày 1/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đất liền các tỉnh Bạc Liêu-Cà Mau khoảng 160km về phía Đông Đông Nam. Sức gió gần tâm áp thấp mạnh cấp 9. Đến 16 giờ chiều mai 2/11, vị trí tâm áp thấp ở vào khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 103,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Cà Mau-Kiên Giang.

Đúng thời điểm cả nước đang tưởng niệm các nạn nhân bão Linda xảy ra 20 năm về trước, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đổ bộ vào khu vực này. Thời gian áp thấp nhiệt đới đổ bộ cũng trùng khớp với thời gian cơn bão Linda đổ bộ cách đây tròn 20 năm (2/11/1997-2/11/2017).

sieu-bao-linda-1

 Tàu thuyền đánh cá ở Cà Mau đã được gọi vào bờ sáng nay (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một áp thấp nhiệt đới khác ở vùng biển Philippines vẫn đang tiếp tục di chuyển vào Điển Đông. Hồi 13 giờ chiều nay, vị trí tâm ATNĐ nằm trên khu vực phía Bắc đảo Pa-la-oan (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Sáng ngày 1/11, ngư dân tại Cà Mau cho biết, thời tiết tại hôm nay rất giống với thời tiết 20 năm trước.

sieu-bao-linda-2

 Bà Nguyễn Thị Mười khóc ngất khi phát hiện ra thi thể con trai từ vết sẹo và chiếc bông tai. Xung quanh bà người nào cũng có thân nhân chết và mất tích do cơn bão dữ - Ảnh: Báo ảnh Đất Mũi.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau đã họp trực tuyến triển khai ứng phó áp thấp nhiệt đới trên biển Đông nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất.

Theo báo cáo ngành chức năng tỉnh Cà Mau, địa phương có 464 tàu thuyền, 2.644 người đang hoạt động trên biển. Trong đó có 437 tàu hoạt động xa bờ, với 2.571 người.

Bài học từ bão Linda

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết cơn bão Linda năm 1997 tuy không phải là cơn bão quá mạnh đối với cả Việt Nam và thế giới. Song, do thái độ chủ quan nên đối với Cà Mau, đây là cơn bão lớn nhất, gây thiệt hại đau thương về người và tài sản.

“Điều lo ngại nhất hiện giờ là sự chủ quan. Lần này, tổ hợp thiên tai trên diện rộng, phức tạp. Miền Trung có mưa lũ, còn đồng bằng sông Cửu Long triều cường dâng. Nếu đợt áp thấp nhiệt đới mới hình thành cơn bão số 12 thì tình hình rất căng thẳng”, Thứ trưởng Thắng nói. 

Thứ trưởng cũng đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến của bão và phổ biến các kỹ năng ứng phó với bão và mưa lũ để người dân, tổ chức chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại.

sieu-bao-linda-3

 Sơ đồ vị trí và đường đi của hai áp thấp nhiệt đới chiều 1/11 - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương

Qua thống kê, bão Linda gây thiệt hại 7.200 tỷ đồng cho 21 tỉnh thành phố khu vực Nam Bộ, khiến 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương, 107.892 ngôi nhà bị sập. 

Trong đó riêng tỉnh Cà Mau có 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương; làm sập, hư hỏng hơn 160.000 căn nhà và nhiều cơ sở vật chất khác; tổng giá trị tài sản thiệt hại thời điểm đó là trên 2.700 tỷ đồng.

Bão Linda là cơn bão lớn nhất đổ bộ vào miền Nam trong vòng lịch sử 100 năm tính đến thời điểm đó, cũng là cơn bão ám ảnh những người dân ở đây suốt cả cuộc đời.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn