Vậy người thông minh sẽ xử trí thế nào?
Những buổi tiệc tùng là thứ mà dân công sở nào cũng gặp phải trong đời, hầu hết họ đều có tâm lý ngại tham gia tiệc công ty hay các loại tiệc liên quan đến công việc, không phải vì họ không thích ăn ở ngoài, mà là vì họ sợ hãi những điều không thể đoán trước, họ không biết liệu trong quá trình tham gia tiệc sẽ có điều gì bất lợi xảy đến với bản thân hay không.
Có một câu chuyện thế này:
Giám đốc kinh doanh của công ty tôi đã từng trải qua chuyện như vậy, từ khi làm kinh doanh, anh ấy thường xuyên đi ăn với khách hàng, mỗi lần đi cùng khách hàng, trong suốt quá trình từ mời đến thanh toán đều chỉ có một mình anh ấy.
Trước đây là vậy, nhưng gần đây có lần anh ấy phải cùng sếp đi gặp khách hàng, người sếp này là phó tổng giám đốc công ty, vì phó tổng giám đốc đi công tác bên ngoài, khi trở về thuận đường nên đã cùng anh ấy đi gặp khách hàng luôn.
Trên bàn tiệc, phó tổng giám đốc đang cùng khách hàng tán gẫu rất vui vẻ, giám đốc kinh doanh khi ấy cũng đang ngồi ở bên cạnh phụ họa theo, thì đột nhiên lại bị phó tổng giám đốc nhờ ra xe lấy quà, ông ấy nói là tặng khách làm kỷ niệm.
Giám đốc kinh doanh nhìn sếp mình một hồi, liền cầm lấy chìa khóa xe, chào khách hàng một câu rồi đi ra ngoài. Anh đi tới xe của sếp, mở cửa nhìn một lượt thì không thấy bất kỳ một món quà nào cả, nhưng anh ấy cũng không có quay lại bàn tiệc để hỏi sếp.
Anh ấy lấy điện thoại di động ra để định vị, tìm đến một trung tâm thương mại gần đó mua một hộp quà giá vừa phải, xuất hóa đơn, sau đó ngồi xuống một cửa hàng KFC đợi một hồi rồi mới quay trở lại buổi tiệc.
Khi quay lại bàn ăn, anh thấy sếp vẫn đang nói chuyện với khách hàng, không dám làm gián đoạn cuộc trò chuyện của họ, nên anh đã nhẹ nhàng bước vào, mang theo hộp quà ngồi xuống.
Kết thúc bữa ăn tối, anh lặng lẽ đưa hộp quà cho sếp ở phía dưới bàn, cuối cùng sếp đã đại diện công ty tặng quà cho khách. Kết quả, thương vụ đã được thương lượng suôn sẻ.
Sau đó, vị sếp đó cũng không nói gì, chỉ ra hiệu cho giám đốc kinh doanh mang hóa đơn bữa ăn và quà tặng đến bộ phận tài chính của công ty để báo chi.
Nhiều người có thể thắc mắc tại sao giám đốc kinh doanh thấy trên xe của sếp không có quà mà lại tự ý mua quà, còn ngồi ở ngoài đợi một lúc rồi mới chịu về.
Lúc đó, tôi có hỏi riêng giám đốc kinh doanh tại sao lại làm như vậy, anh ấy nói rằng sau khi ra ngoài anh không thấy gì trong xe, thì anh đã hiểu ngay lập tức ý muốn của sếp.
Sở dĩ, sếp muốn anh ấy đi lấy quà là vì muốn anh tránh mặt trong chốc lát để ông ấy có thể bàn việc riêng với khách, chứ không phải là muốn anh ấy đi lấy quà thật.
Nhưng dù sao thì lý do sếp yêu cầu anh rời đi cũng là để lấy quà. Nên anh không thể trở về tay không được, vì thế sau đó anh đã quyết định đi mua một món quà.
Đặt trường hợp, nếu khi ấy, giám đốc kinh doanh không hiểu ý mà quay lại hỏi sếp vì sao trên xe không có quà, hoặc biết không có quà mà không mua, còn quay lại ngay lập tức, thì có lẽ vụ làm ăn đó đã không thành rồi. Mặc dù làm vậy sếp sẽ không tức giận, nhưng nhất định sẽ khiến buổi tiệc trở nên rất lúng túng.
Vì vậy, khi dự tiệc công ty, đặc biệt là những buổi tiệc có sếp và khách hàng, thì bạn cần phải lưu ý nhiều hơn. Nếu sếp yêu cầu bạn ra ngoài và lấy bất cứ thứ gì, ít nhất bạn nên nhớ suy đoán theo 3 chiều hướng này:
Ý của sếp có phải là thật hay không, hay chỉ là mượn cớ?
Một, nếu như trước khi tới, sếp không có mang theo bất kỳ thứ gì, nhưng lại yêu cầu bạn đi ra ngoài lấy một thứ không tồn tại, thì nhất định ý của sếp là giả rồi. Nhưng nếu như có một thứ như vậy thật, vậy thì có thể sếp thực sự đã quên mang theo nó, nên đã bảo bạn đi lấy.
Hai là có thể sếp muốn nhắc khéo bạn tránh mặt một chút để anh ấy có khoảng thời gian để nói chuyện quan trọng với đối tác, mà những chuyện này thì nhân viên như bạn không tiện nghe.
Ba là có thể sếp muốn kiểm tra EQ của bạn, để xem bạn sẽ ứng phó với tình huống này như thế nào.
Những người sếp thường hay đưa nhân viên ra ngoài tham gia những bữa tiệc đối ngoại như này, về cơ bản là để nhân viên được mở rộng tầm nhìn, thứ hai là khiến khách hàng cảm thấy họ là những người sếp thân thiện, luôn đưa nhân viên của công ty đi khắp mọi nơi. Điều này rất quan trọng, vì ngược lại, nếu chỉ có một mình sếp đến đó, khách hàng sẽ cảm thấy công ty này có hơi hướng độc tài, nhân viên và các nhà lãnh đạo không gần gũi nhau.
Ngoài ra, khi một người sếp đưa nhân viên ra ngoài tham gia tiệc, không phải chỉ để tụ tập ăn uống, mà họ mong nhân viên có thể giúp đỡ mình vào những thời điểm quan trọng. Là một nhân viên, bạn cần phải nhớ rằng nhiệm vụ của bạn là tháp tùng sếp đi tham gia tiệc, ăn uống chỉ là phụ, mục đích thực sự là giúp sếp bất kỳ lúc nào họ cần.