"Trồng cây âm ở nhà, gia đình nghèo đi", cây âm là những cây nào?

18:30, Thứ ba 22/07/2025

( PHUNUTODAY ) - Theo người xưa, cây cảnh trồng trong nhà có quan hệ mật thiết với phong thủy nhà ở. Có thể thấy, cây cảnh có tác dụng tăng may mắn, vận khí cho ngôi nhà hơn là cây trồng ngoài trời.

Người xưa cho rằng có 1 số cây cảnh trồng trong nhà sẽ bị héo úa, sâu bệnh khiến phong thủy gia đình bị sa sút, không tốt cho sự phát triển.

Những ngôi nhà có phong thủy tốt thường không thể tách rời việc trồng nhiều cây trong nhà, tạo thành trường may mắn trong nhà.

Dưới đây là 4 "cây âm" trồng trong nhà nên chú ý:

1. Trồng cây trầu bà lá xẻ trong nhà - cây lá to, mang rắc rối lớn

Những quái vật trầu bà lá xẻ Monstera với những chiếc lá lớn, độc đáo rất bắt mắt trong nhà.

Nhưng nếu bạn sống trong một căn hộ nhỏ, tốc độ sinh trưởng điên rồ của nó có thể khiến bạn khó chịu.

Đặc biệt là khi cành lá của nó phát triển chiếm một diện tích lớn và bạn phải đi vòng qua để ra vào, bạn có thể bắt đầu hối hận.

Một số người đã trồng trầu bà lá xẻ cũng cho biết, nếu vô tình để nhựa cây bắn vào da có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến da bị đỏ, sưng và ngứa.

Một số người đã trồng trầu bà lá xẻ cũng cho biết, nếu vô tình để nhựa cây bắn vào da có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến da bị đỏ, sưng và ngứa.
Một số người đã trồng trầu bà lá xẻ cũng cho biết, nếu vô tình để nhựa cây bắn vào da có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến da bị đỏ, sưng và ngứa.

Chăm sóc: Nếu nhà bạn có không gian hạn chế, tốt nhất nên đặt cây trầu bà lá xẻ ở nơi không chiếm quá nhiều diện tích để di chuyển, đồng thời thường xuyên cắt tỉa cành lá để cây không phát triển quá lớn.

Ngoài ra, hãy nhớ đeo găng tay khi cầm cây để tránh nhựa cây bắn vào da.

2. Trồng trầu bà trong nhà - gia đình âm u

Trầu bà là loại cây được nhiều người trồng trong nhà. Nó được ưa chuộng vì dễ chăm sóc và chịu được bóng râm.

Tuy nhiên, khi đặt ở góc tối trong nhà, lá có thể dần héo úa, thậm chí úa vàng và trông thiếu sức sống.

Trầu bà khi đặt ở góc tối trong nhà, lá có thể dần héo úa, thậm chí úa vàng và trông thiếu sức sống.
Trầu bà khi đặt ở góc tối trong nhà, lá có thể dần héo úa, thậm chí úa vàng và trông thiếu sức sống.

Nhiều người cho rằng, dù trầu bà chịu được bóng râm nhưng nếu thiếu sáng dài ngày và thông gió kém, cây cảnh sẽ không phát triển được, thậm chí còn thu hút nhiều côn trùng gây hại như ruồi đen.

Chăm sóc: Vị trí tốt nhất để đặt trầu bà là nơi có ánh sáng mặt trời rải rác, hoặc trên bệ cửa sổ có thể nhận được một lượng ánh sáng nhất định.

Tránh đặt cây ở nơi không có ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Bạn cũng có thể thay đất thường xuyên để đảm bảo đất trong chậu thoát nước tốt, tránh úng nước và thối rễ.

4. Trồng cây lan ý trong nhà - như cánh "buồm" không gió

Lan ý được nhiều người yêu thích vì hoa thanh nhã và khả năng thanh lọc không khí. Những chiếc lá bắc trắng giống như cánh buồm no gió, ngụ ý mang lại thuận buồm xuôi gió cho gia đình.

Tuy nhiên, loài hoa này có yêu cầu rất khắt khe về môi trường. Khi không khí quá khô hoặc quá ẩm, lá sẽ chuyển sang màu vàng, héo úa, thậm chí bị bệnh. Lúc bấy giờ, cánh buồm no gió đã ủ rũ như "buồm" không gió vậy.

Tệ hơn nữa, cây lan ý có yêu cầu độ ẩm không khí rất cao. Nhiều người đã trồng nhưng chưa bao giờ thấy chúng nở hoa.

Cây lan ý có yêu cầu độ ẩm không khí rất cao, nếu không đủ sẽ héo úa
Cây lan ý có yêu cầu độ ẩm không khí rất cao, nếu không đủ sẽ héo úa

Chăm sóc: Tốt nhất nên đặt cây cảnh lan ý ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Giữ ẩm cho cây và tránh tưới quá nhiều hoặc quá ít nước.

Cây ưa môi trường có độ ẩm cao và có thể tưới ẩm thường xuyên bằng bình xịt.

4. Trồng cây phát lộc trong nhà - dễ tích tụ sâu bệnh

Cây phát tài phát lộc có vẻ tươi tốt và tự nhiên, nhưng nếu nước không sạch và thành bình bẩn, nó sẽ trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn.

Bạn có thể thấy rễ cây phát lộc dần chuyển sang màu đen, thậm chí còn có cả cung quăng trong nước, trông rất ghê sợ, đồng thời đây là nguồn muỗi gây bệnh sốt xuất huyết cho gia đình.

Một số cư dân mạng cho biết họ đã thử trồng cây phát lộc bằng phương pháp thủy canh, nhưng vì không thay nước nên rễ cây thậm chí còn bị thối, trông thực sự xấu xí và phiền phức.

Trồng cây phát lộc trong nhà - dễ tích tụ sâu bệnh
Trồng cây phát lộc trong nhà - dễ tích tụ sâu bệnh

Chăm sóc: Tốt nhất nên thay nước thường xuyên cho cây phát lộc thủy canh, đồng thời chú ý vệ sinh bình chứa nước để tránh nước bị đục.

Nếu độ ẩm trong nhà cao, bạn có thể chọn thay đất để rễ cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Mỹ Dạ