Cây khế là loại cây quen thuộc trong nhiều gia đình Việt, không chỉ mang giá trị dinh dưỡng mà còn gắn liền với những câu chuyện cổ tích dân gian. Tuy nhiên, việc trồng cây khế trong khuôn viên nhà cũng cần lưu ý một số yếu tố về phong thủy để tránh những điều không may và giúp cây phát huy tối đa giá trị tài lộc.
1. Đại kỵ khi trồng cây khế – Đừng bỏ qua nếu muốn nhà an yên, thịnh vượng
Cây khế thuộc nhóm cây thân gỗ, nếu để phát triển tự nhiên thì có thể cao lớn, tán rộng. Chính vì vậy, một trong những đại kỵ đầu tiên khi trồng khế là không nên để cây truoec cửa chắn lối đi. Trong phong thủy, khu vực phía trước gọi là minh đường – nơi đón khí và ánh sáng vào nhà. Nếu cây khế mọc to, tán rộng che kín lối vào, sẽ cản trở dòng sinh khí lưu thông, khiến tài lộc khó vào, sức khỏe và vận khí của gia chủ cũng dễ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, không nên trồng cây khế quá sát tường nhà. Rễ của cây khế khá khỏe, có thể ăn sâu và lan rộng, dễ gây nứt tường, ảnh hưởng đến kết cấu nhà ở. Nếu yêu thích loại cây này, bạn nên trồng cách xa nhà hoặc chọn trồng trong chậu, vừa gọn gàng, dễ kiểm soát tán cây, vừa hợp phong thủy.
Ngoài ra, cần tránh trồng cây khế ngay chính giữa cửa ra vào, vì điều này được xem là chắn ngang vận khí, có thể khiến gia đạo dễ gặp trở ngại trong công việc hoặc sức khỏe.

2. Hai điều nên làm giúp cây khế ra hoa kết trái nhiều, rước tài lộc vào nhà
Không chỉ là loại cây ăn quả phổ biến, cây khế còn tượng trưng cho sự sung túc, may mắn. Dưới đây là hai bí quyết dân gian giúp cây khế ra hoa sai trái, mang lại nhiều tài lộc:
- Quét vôi quanh gốc cây vào cuối năm: Một mẹo dân gian rất hay được áp dụng là quét vôi quanh gốc cây khế vào dịp cuối năm. Vôi có tác dụng sát khuẩn, diệt nấm mốc, phòng ngừa sâu bệnh rất hiệu quả. Việc này không chỉ giúp cây khỏe mạnh mà còn kích thích cây ra nhiều hoa, kết trái nhiều – biểu tượng cho sự sinh sôi, thịnh vượng của gia đình.
- Đảm bảo cây đủ nước và ánh sáng: Cây khế không cần chăm sóc, nhưng vẫn cần đủ điều kiện để phát triển tốt. Nếu trồng dưới đất, bạn gần như không cần tưới thường xuyên vì rễ cây có thể tự hút nước. Tuy nhiên, nếu trồng khế trong chậu, bạn nên chú ý tưới nước định kỳ để giữ ẩm cho đất.
Ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng. Cây khế ưa sáng vừa phải, không thích nắng gắt nhưng cũng không chịu được bóng râm hoàn toàn. Bạn nên chọn vị trí trồng có ánh nắng nhẹ vào buổi sáng hoặc chiều để cây quang hợp hiệu quả.

Trồng cây khế có ý nghĩa phong thủy gì? Mệnh nào nên trồng?
Theo quan niệm dân gian, cây khế gắn liền với hình ảnh chất phác, thật thà, biểu trưng cho con người quê hương mộc mạc. Trong phong thủy, cây khế được xem là cây mang năng lượng tích cực, tượng trưng cho phúc lộc, hậu vận, con cháu đông đúc.
Cây khế đặc biệt hợp với người mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Trồng khế trong sân vườn hay trước nhà có thể giúp chủ nhân thu hút vận may, tài lộc, đồng thời giữ gìn sự hòa thuận trong gia đình.
Nên chọn trồng cây khế ngọt hay khế chua thì tốt hơn?
Hiện nay trên thị trường có hai giông cây khế phổ biến là khế chua và khế ngọt. Về mặt phong thủy, hai loại này không có sự khác biệt quá lớn. Tuy nhiên, nếu bạn trồng để làm cảnh, đặc biệt trong chậu, thì nên chọn khế ngọt vì trái to, hình dáng đẹp và thưa quả hơn, dễ kiểm soát kích thước. Ngược lại, khế chua lại thích hợp với người muốn dùng làm thuốc, nấu ăn vì lá và quả có nhiều công dụng.

Công dụng tuyệt vời của cây khế – Vừa ăn được, vừa làm thuốc
Không chỉ mang ý nghĩa phong thủy tốt lành, cây khế còn được biết đến là một “nhà thuốc dân gian” với nhiều công dụng tuyệt vời:
Lá khế thường được dùng để tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa cho trẻ nhỏ hoặc rửa mặt cho người da dầu, dễ nổi mụn.
Quả khế, đặc biệt là khế chua, chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và chất chống oxy hóa như lycopen. Ăn khế giúp tăng sức đề kháng, làm đẹp da và hỗ trợ phòng bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới.
Khế chua còn được dùng trong ẩm thực, từ nấu canh chua, kho cá, làm mứt đến phơi khô để làm gia vị.
Ngày nay, giá khế chua tại các chợ không hề rẻ, chứng tỏ giá trị ẩm thực và dược liệu của loại quả này ngày càng được công nhận.
Cây khế là loại cây không chỉ đẹp về hình thức mà còn giàu giá trị phong thủy, y học và ẩm thực. Tuy nhiên, khi trồng cây khế, bạn cần tránh những vị trí đại kỵ và biết cách chăm sóc phù hợp để cây phát huy tốt nhất giá trị của mình. Một cây khế tươi tốt, sai quả không chỉ mang lại bóng mát mà còn là biểu tượng cho sự viên mãn, sung túc của cả gia đình.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm