Trồng cây lưỡi hổ làm cây cảnh, cây phong thủy đang được nhiều người ứng dụng. Cây lưỡi hổ thuộc giống cây dễ trồng, vốn là cây hàng rào trước đây. Nhưng mặc dù vậy trồng cây lưỡi hổ vẫn cần phải tránh mấy điều sau kẻo cây chết, tổn hại phong thủy.
Trồng cây lưỡi hổ cần tránh nơi nhiều đất thịt: Lưỡi hổ cần đất tơi xốp thoát nướt tốt. Vì thế nếu đất sét, đất thịt nhiều có thể khiến cây bị ứ nước. Nên chọn đất có trộn mùn, xơ dừa để trồng cây lưỡi hổ. Vào mùa xuân khi rễ cây lưỡi hổ phát triển mạnh thì bạn nên thay chậu trồng cây để cây tiếp tục và phát triển, khi thay chậu cần chú ý chọn loại đất thêm 1/3 cát to đồng thời chú ý tới việc thoát nước cho chậu cảnh để cây không bị úng.Cây lưỡi hổ chịu hạn tốt và sợ úng nên cần chú ý tránh bị dư thừa nước.
Trồng cây lưỡi hổ cần tránh tưới thừa nước: Cây lưỡi hổ có thể chịu hạn vài ngày và không chịu được úng vì chúng là cây lá mọng nước. Nếu thừa nước cây lưỡi hổ sẽ bị thối úng, vàng lá và chết. Bạn chỉ nên tưới cho chậu lưỡi hổ khi đất đã khô. Trung bình nên tưới 1 lần/tuần là quá đủ đối với loại cây này.
Trồng cây lưỡi hổ chú y ánh sáng: Cây lưỡi hổ thuộc nhóm cây cảnh trồng trong nhà vì chúng thích hợp với ánh sáng tán xạ. Tuy nhiên trồng ngoài nắng thì lưỡi hổ cũng vẫn chịu được. Thế nhưng riêng với cây lưỡi hổ đột biến, lưỡi hổ lùn lưỡi hổ đã được lai tạo thì không chịu được nắng gắt do đó nên chú ý ánh sáng và nắng cho chúng. Những cây này nên để ở nơi có ánh sáng tán xạ, tránh nắng.
Trồng cây lưỡi hổ đừng bón nhiều dinh dưỡng: Cây lưỡi hổ khi được bón nhiều dinh dưỡng lại không dễ phát triển vì chúng sẽ bị bội thực. Bởi thế trồng cây lưỡi hổ không cần bón nhiều phân đạm, chỉ nên bón ít phân hữu cơ và nên để cây "khắc khổ"một chút cây sẽ cứng rắn hơn, phong thủy tốt hơn.
Trồng cây lưỡi hổ cần tránh nhiệt độ lạnh: Cây lưỡi hổ thuộc dạng cây ưa ấm áp và sợ lạnh. Mùa nóng cần chú ý tránh để cây lưỡi hổ thẳng điều hòa.
Cây lưỡi hổ thuộc giống cây cảnh ít khi ra hoa. Nhưng khi cây ra hoa được cho là điềm may mắn hiếm có. Muốn cây ra hoa bạn nên chú ý trồng cây lưỡi hổ nhiều ánh sáng, không chăm nhiều phân đạm.
Cây lưỡi hổ không chỉ là cây cảnh mà còn là loại cây có giá trị dược liệu. Lá lưỡi hổ có tính kháng khuẩn mạnh nên rất tốt cho các trường hợp bị ho, viêm đường hô hấp...
Khi trồng cây lưỡi hổ làm cây phong thủy thì cần chú ý đảm bảo cây phát triển xanh tốt tránh cây vàng úa èo uột sẽ phản phong thủy. Do đó cần chú ý đặc tính của cây và cách chăm sóc cho phù hợp.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm