Trung Quốc ép Nhật, tranh chấp ’lan’ tận Châu Âu

06:52, Thứ hai 05/11/2012

( PHUNUTODAY ) - Tàu TQ liên tục tiến vào gần quần đảo tranh chấp Senkaku, các nhà ngoại giao thì đồng loạt lên tiếng chỉ trích Nhật. Nhật Bản từ chối tham dự hội chợ du lịch TQ là những tin tức thời sự chính ngày 4/11.

Tàu TQ liên tục tiến vào gần quần đảo tranh chấp Senkaku, các nhà ngoại giao TQ đồng loạt lên tiếng chỉ trích Nhật Bản khiến Nhật "căng thẳng thần kinh". Nhật Bản từ chối tham dự hội chợ du lịch Trung Quốc là những tin tức thời sự chính ngày 4/11.

 Theo Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản, ngày 4/11, bốn tàu hải giám của Trung   Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải mà Tokyo xem là một phần lãnh hải của Nhật Bản gần   quần đảo tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Theo Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản, ngày 4/11, bốn tàu hải giám của Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải mà Tokyo xem là một phần lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

 

 Đây là ngày thứ ba liên tiếp tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực này và là ngày thứ 11 kể   từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba trong số năm đảo thuộc chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư   hôm 11/9 vừa qua.
Đây là ngày thứ ba liên tiếp tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực này và là ngày thứ 11 kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba trong số năm đảo thuộc chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 11/9 vừa qua.

 

 Theo JGC, sau khi một tàu tuần tra Nhật Bản phát thông điệp cảnh báo, các tàu Trung   Quốc đáp lại bằng tiếng Anh và tiếng Trung rằng tàu Nhật Bản cần
Theo JGC, sau khi một tàu tuần tra Nhật Bản phát thông điệp cảnh báo, các tàu Trung Quốc đáp lại bằng tiếng Anh và tiếng Trung rằng tàu Nhật Bản cần "rời ngay lập tức" khỏi lãnh hải Trung Quốc. Trên Tân Hoa Xã ngày 4/11 dẫn lời một thông báo của Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc nói rằng bốn tàu hải giám nước này đã thực hiện tuần tra ngoài khơi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đội tàu gồm Hải giám 15, Hải giám 26, Hải giám 27 và Hải giám 50 tiến vào vùng biển để thực hiện các hoạt động bình thường "bảo vệ chủ quyền" của Trung Quốc đối với quần đảo trên.

 

 Các nhà phân tích cho rằng dường như Trung Quốc đã tìm cách làm cho Nhật Bản căng   thẳng thần kinh, mệt mỏi trong các nỗ lực giải quyết tranh chấp. Qua việc đưa nhiều tàu   đến hoạt động trong khu vực, Bắc Kinh hy vọng là có thể xóa tan đi một thực tế là Tokyo   đang quản lý thực sự các hòn đảo hoang ở Senkaku.
Các nhà phân tích cho rằng dường như Trung Quốc đã tìm cách làm cho Nhật Bản căng thẳng thần kinh, mệt mỏi trong các nỗ lực giải quyết tranh chấp. Qua việc đưa nhiều tàu đến hoạt động trong khu vực, Bắc Kinh hy vọng là có thể xóa tan đi một thực tế là Tokyo đang quản lý thực sự các hòn đảo hoang ở Senkaku.

 

Còn các nhà ngoại giao Trung Quốc tại châu Âu đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích Nhật Bản và tiếp tục đưa ra các phát biểu hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo tranh chấp Senkaku.
Còn các nhà ngoại giao Trung Quốc tại châu Âu đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích Nhật Bản và tiếp tục đưa ra các phát biểu hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo tranh chấp Senkaku.

 

Theo Tân Hoa Xã ngày 3/11, Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh Châu Âu (EU) Ngô Hải Long   đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố mới đây của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku mà Bắc   Kinh gọi là Điếu Ngư và cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm bác bỏ các bằng   chứng lịch sử của nước này.
Theo Tân Hoa Xã ngày 3/11, Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh Châu Âu (EU) Ngô Hải Long đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố mới đây của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư và cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm bác bỏ các bằng chứng lịch sử của nước này.

 

Trong một bài báo xuất bản hôm 2/11 trên tờ Financial Times, Đại sứ Trung Quốc tại Anh   đã lên tiếng chỉ trích Nhật Bản và khẳng định thêm tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối   với Senkaku. Ông Lưu Hiểu Minh cho rằng nếu Nhật Bản thực sự muốn chung sống hòa   bình với các nước láng giềng châu Á thì cần phải có cái nhìn nghiêm túc đối với lịch sử và   nên học tập nước Đức điều này.
Trong một bài báo xuất bản hôm 2/11 trên tờ Financial Times, Đại sứ Trung Quốc tại Anh đã lên tiếng chỉ trích Nhật Bản và khẳng định thêm tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Senkaku. Ông Lưu Hiểu Minh cho rằng nếu Nhật Bản thực sự muốn chung sống hòa bình với các nước láng giềng châu Á thì cần phải có cái nhìn nghiêm túc đối với lịch sử và nên học tập nước Đức điều này.

 

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục không có dấu hiệu hạ nhiệt khi hàng   loạt các đại lý du lịch Nhật được Cơ quan Du lịch Nhật Bản yêu cầu hủy bỏ việc tham dự   Hội chợ Du lịch Quốc tế Trung Quốc sẽ diễn ra từ 15 đến 18/11 mà không đưa ra giải thích   chi tiết
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục không có dấu hiệu hạ nhiệt khi hàng loạt các đại lý du lịch Nhật được Cơ quan Du lịch Nhật Bản yêu cầu hủy bỏ việc tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế Trung Quốc sẽ diễn ra từ 15 đến 18/11 mà không đưa ra giải thích chi tiết

 

Ngoài các đại lý, 29 sở du lịch địa phương Nhật Bản có ý định tham gia hội chợ ở Thượng Hải cũng rút lui. Theo Fox News, trước đó, Nhật Bản hy vọng thông qua hội chợ có thể quảng bá, thu hút khách du lịch Trung Quốc, vốn giảm sút mạnh về số lượng sau khi căng thẳng về tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông bùng phát.
Ngoài các đại lý, 29 sở du lịch địa phương Nhật Bản có ý định tham gia hội chợ ở Thượng Hải cũng rút lui. Theo Fox News, trước đó, Nhật Bản hy vọng thông qua hội chợ có thể quảng bá, thu hút khách du lịch Trung Quốc, vốn giảm sút mạnh về số lượng sau khi căng thẳng về tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông bùng phát.

 

Mặt khác, theo cuộc điều tra của một công ty thuộc hãng tin Kyodo (Nhật Bản), 57,1%   các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết họ trực tiếp hoặc gián tiếp bị tác động do các cuộc   biểu tình phản đối Nhật Bản diễn ra ở Trung Quốc vào giữa tháng 9/2012; nhưng 60,6% lại   khẳng định rằng họ sẽ vẫn tiếp tục công việc kinh doanh ở nước này.
Mặt khác, theo cuộc điều tra của một công ty thuộc hãng tin Kyodo (Nhật Bản), 57,1% các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết họ trực tiếp hoặc gián tiếp bị tác động do các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản diễn ra ở Trung Quốc vào giữa tháng 9/2012; nhưng 60,6% lại khẳng định rằng họ sẽ vẫn tiếp tục công việc kinh doanh ở nước này.

 

 Được hỏi về lý do vì sao các doanh nghiệp quyết định duy trì kinh doanh ở Trung Quốc   bất chấp biểu tình, một công ty thương mại cho biết họ tin người tiêu dùng Trung Quốc sẽ   chỉ tạm xa rời hàng hóa Nhật Bản và rằng nhu cầu đối với các sản phẩm như vậy rốt cuộc   sẽ vẫn không thay đổi.
Được hỏi về lý do vì sao các doanh nghiệp quyết định duy trì kinh doanh ở Trung Quốc bất chấp biểu tình, một công ty thương mại cho biết họ tin người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chỉ tạm xa rời hàng hóa Nhật Bản và rằng nhu cầu đối với các sản phẩm như vậy rốt cuộc sẽ vẫn không thay đổi.

 

Trong một diễn biến khác, ngày 2/11 các mạng Nhân dân và Tân Hoa của Trung Quốc   đưa tin “thành phố Tam Sa” đã tổ chức gặp gỡ báo chí “nhân 100 ngày thành lập” và cho biết   “chính quyền thành phố” này đang gấp rút xây dựng một loạt công trình như bến cảng, sân   bay, cầu tàu, văn phòng hành chính...
Trong một diễn biến khác, ngày 2/11 các mạng Nhân dân và Tân Hoa của Trung Quốc đưa tin “thành phố Tam Sa” đã tổ chức gặp gỡ báo chí “nhân 100 ngày thành lập” và cho biết “chính quyền thành phố” này đang gấp rút xây dựng một loạt công trình như bến cảng, sân bay, cầu tàu, văn phòng hành chính...

 

Theo TTXVN, đây là một loạt các hành vi leo thang, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền   của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đơn vị hành chính thuộc quyền   quản lý của TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt   Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc đã vi phạm   luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên   biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên   ở biển Đông (DOC). Những việc làm của phía Trung Quốc là hoàn toàn vô giá trị”.(Tổng hợp   GDVN,VNE,TTXVN)
Theo TTXVN, đây là một loạt các hành vi leo thang, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đơn vị hành chính thuộc quyền quản lý của TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Những việc làm của phía Trung Quốc là hoàn toàn vô giá trị”.(Tổng hợp GDVN,VNE,TTXVN)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc