Trung Quốc lại dụng chiêu hiểm ở Senkaku cho Trường Sa

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Việc 13 nhà hoạt động Hong Kong đi Trường Sa để… "đánh cá" khiến nhiều người tin rằng họ đang dùng lại chiêu trò cũ đã từng áp dụng tại Senkaku/ Điếu Ngư.

Theo Infonet, ngày 13/11, một nhóm gồm 13 người Hong Kong tự xưng là “các nhà hoạt động” và 2 nhà báo đã rời cảng bắt đầu chuyến hành trình đi về hướng quần đảo Trường Sa của Việt Nam với lý do… đi đánh cá. Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là “bổn cũ soạn lại” giống như những gì họ đã từng làm ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản.

"Chúng tôi đi đánh cá", Tsang Kin-shing, một người trên con tàu có tên Kai Fung số 2 nói với phóng viên của hãng tin AFP.

Nhân vật này từ chối tiết lộ lộ trình của chuyến đi và chỉ cho biết nhóm của ông ta gồm 13 người cùng với 2 nhà báo, tuyên bố sẽ khởi hành đi về hướng quần đảo Trường Sa.

 

Nhà hoạt động Hong Kong Lo Chau nói chuyện điện thoại trên tàu cá Kai Fung số 2.

Mục đích của nhóm 13 “nhà hoạt động” này đã lập tức lộ rõ khi Lo Chau – một nhân vật khác trong nhóm, tuyên bố: "Nếu như không có cá ở Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam), chúng tôi sẽ đi bất kỳ đâu thuộc “lãnh thổ” của Trung Quốc mà có cá, chính vì thế chúng tôi không thể nói ngay lúc này là chỗ nào sẽ có cá” .

Điều đáng nói là cũng chính nhóm “nhà hoạt động” này hồi tháng 8 năm ngoái đã đi thuyền ra cắm cờ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp với Nhật Bản.

Sự tương đồng trong những hành động khiêu khích của nhóm các “nhà hoạt động” Hong Kong - Trung Quốc ở Hoa Đông và biển Đông khiến nhiều người tin rằng họ đang dùng lại chiêu trò cũ.

Tại Senkaku, nhóm người này đã cắm cờ nhưng ngay sau đó đã bị các nhà chức trách Nhật Bản bắt và trục xuất về sau đó.
Năm 2012 chính tổ chức này đã tìm mọi cách đổ bộ trái phép lên nhóm đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát bất chấp mọi nỗ lực ngăn cản của lực lượng chức năng Nhật Bản.

Lực lượng tuần duyên Nhật Bản đã bắt giữ 5 người đến từ Hong Kong đổ bộ lên đảo Senkaku/Điếu Ngư và ngay lập tức phản đối vụ xâm phạm lãnh thổ nói trên.

Sau vụ đổ bộ bất hợp pháp đó, Kai Fung 2 đã bị Cảnh sát biển Hồng Kông khống chế phạm vi hoạt động trong vịnh Shau Kei, nơi trú bão của các tàu ở Hồng Kông và bị giám sát 24/24.

Hồi tháng 8 năm nay, chính nhóm này lại tiếp tục tái diễn hành động đó nhưng có điểm khác là họ thực hiện trong khi có một tàu của lực lượng hàng hải Hong Kong neo cách đó khoảng 50m với lý do “để đảm bảo an toàn”.

Trong lần ra biển này, nhóm các nhà hoạt động Hong Kong cũng đã phải hoãn thời gian xuất phát bởi họ bị cảnh sát và quan chức chính quyền Hong Kong yêu cầu khám xét. Thậm chí có cả một toán cảnh sát mặc áo giáp và mũ chống đạn đã lên tàu để ngăn cản việc những người này khởi hành trong suốt gần 1 giờ đồng hồ.

Khi con tàu Kai Fung số 2 ra khơi, một số tàu của chính quyền đã đi theo.

Theo:  
TIN MỚI CẬP NHẬT