Trước khi bị xử tử, Hòa Thân dặn con cháu làm 2 điều này đã giúp bảo vệ gia tộc thoát họa diệt vong

09:52, Thứ bảy 13/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Gần cuối đời, đoán trước được vận mệnh của mình, Hòa Thân đã ra 2 mật lệnh nên con cháu thoát khỏi lệnh truy đuổi của triều đình.

Đệ nhất quan tham

Hòa Thân là một vị quan nổi tiếng tham lam trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng ông lại được vua Càn Long sủng ái, tin tưởng. Càn Long không phải không biết nhưng vì Hòa Thân cũng là một tên quan mang lại nhiều lợi ích nên Càn Long nhắm mắt cho qua.

Hòa Thân là vị quần thần được lòng Càn Long nên thăng quan tiến chức vô cùng nhanh. 

Hòa Thân là một người thông minh và giỏi nắm bắt tâm lý nhà vua. Ông cũng là người chăm chỉ để tiến thân. Hòa Thân giỏi giang tự mình vào được Hàm An Cung và thông thạo 4 thứ tiếng: Mãn Châu, tiếng Trung, tiếng Mông Cổ và tiếng Tây Tạng.

Năm 1768, khi mới 18 tuổi, ông được Tổng đốc Phùng Anh Liêm đã gả con gái cho. Năm sau, Hòa Thân tham gia khoa thi nhưng bị trượt, sau ông được thế tập thế chức "Khinh xa Đô úy". Hòa Thân lại có ngoại hình đẹp, giỏi nhiều thứ tiếng nên nhanh chóng leo lên vị trí cao.

Hòa Thân thông minh được lòng vua. Ảnh: Tạo hình nhân vật trên phim

Hòa Thân thông minh được lòng vua. Ảnh: Tạo hình nhân vật trên phim

 Đặc biệt Hòa Thân biết lấy lòng vua Càn Long bằng cách hiểu rõ tâm trạng nhà vua. Để làm Càn Long vui thì Hòa Thân chăn chỉ đọc sách, học thơ nhằm đáp ứng trôi chảy với vua. Hoàng đế Càn Long cảm thấy vô cùng thoải mái khi có Hòa Thân ở cạnh nên địa vị của Hòa Thân ngày càng cao. Sau 5-6 năm, Hòa Thân đã được thăng chức lên Tổng quản Nội vụ phủ, đồng thời giữ các chức Phó Đô thống Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, Quốc sử quán Tổng tài, được ban thưởng ban triều quan Nhất phẩm, cưỡi ngựa bên trong Tử Cấm Thành.

Con trai của Hòa Thân còn được cưới Thập công chúa. 

Càn Long ưng thuận, Gia Khánh xử tử

Hòa Thân được lòng Càn Long vì biết chiều chuộng sở thích của Càn Long. Càn Long thích ngao du Giang Nam, nơi có cảnh đẹp người xinh nhưng những chuyến đi đó vô cùng tốn kém. Hòa Thân phải bỏ tiền của mình phục vụ vua, nên Càn Long phải nhắm mắt làm ngơ trước sự tham nhũng của Hòa Thân.

Nhưng đến khi Gia Khánh lên ngôi, thì tội lỗi của Hòa Thân dần được vạch trần. Người ta tìm thấy 1 tỷ lượng bạc tại nhà Hòa Thân, tương đương với nguồn thu thuế của chính quyền nhà Thanh trong hơn 10 năm. Vì thế vua Gia Khánh kết án xử tử Hòa Thân và truy đuổi con cháu của ông. 

Hòa Thân bị kết án tử

Hòa Thân bị kết án tử

Mật lệnh để gia tộc còn tồn tại

Biết trước vận mệnh của mình, sợ tai họa ập tới với con cháu, Hòa Thân đã có 2 mệnh lệnh bí mật để bảo toàn thế hệ tương lai.

- Phá bỏ gia phả: Gia phả chính là tài liệu để người ta nắm bắt con cháu Hòa Thân gồm những ai. Thế nên Hòa Thân đã cho tiêu hủy gia phả. Như vậy triều đình có muốn tru di cửu tộc của Hòa Thân cũng không thể xác định được tên cụ thể. Điều đó cũng đánh lừa triều đình cho rằng gia tộc Hòa Thân không lớn. 

- Phá bỏ từ đường: Nếu con cháu Hòa Thân xây dựng nhà thờ tổ thì rất có thể hoàng đế sẽ biết vị trí của họ và tìm ra, vì vậy, ông ra mật lệnh cấm con cháu xây từ đường.

Thế nên sau khi Hòa Thân bị xử tử thì con cháu của ông vẫn sống ẩn dật ngoài dân gian và không bị triều đình truy đuổi nữa.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên
Từ khóa: tham quan Hòa Thân