Từ nay ra đường không có thứ giấy tờ này có thể bị phạt lên tới 20 triệu đồng?

10:35, Thứ tư 30/04/2025

( PHUNUTODAY ) - Người dân khi ra đường cần tuân thủ những quy định của pháp luật và cần nhớ có những giấy tờ luôn phải mang theo.

Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều người có thói quen ra đường mà không để ý đến việc mang theo giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ xe cần thiết. Tuy nhiên, nếu không xuất trình được những giấy tờ theo quy định khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, bạn hoàn toàn có thể bị xử phạt. Vậy, khi ra đường, người dân cần mang theo những loại giấy tờ gì? Nếu thiếu thì bị phạt ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Những giấy tờ cần mang theo khi ra đường

Dù đi bộ, đi xe máy hay ô tô, mỗi người dân đều cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe cần thiết theo quy định pháp luật.

Đối với mọi công dân: Căn cước công dân (CCCD), căn cước còn hiệu lực: Đây là giấy tờ quan trọng để xác minh nhân thân. Nếu không mang theo bản cứng, bạn có thể xuất trình bản điện tử đã tích hợp trên ứng dụng VNeID.

Căn cước/CCCD còn hiệu lực là giấy tờ cần có phải đi ra đường, có thể dùng bản trên VNeID
Căn cước/CCCD còn hiệu lực là giấy tờ cần có phải đi ra đường, có thể dùng bản trên VNeID

Đối với người điều khiển phương tiện (xe máy, ô tô)

Khi điều khiển phương tiện giao thông, ngoài CCCD/ căn cước, bạn cần mang theo các loại giấy tờ sau:

  • Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang sử dụng (có thể xuất trình bản điện tử trên VNeID nếu đã tích hợp).
  • Đăng ký xe: Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực kèm theo giấy xác nhận từ tổ chức tín dụng nếu xe đang thế chấp. Có thể xuất trình bản tích hợp trên VNeID
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật (đối với xe ô tô và các loại xe phải kiểm định).
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự: Hiện nay giấy này chưa thể tích hợp trên VNeID, vì vậy bạn cần mang theo bản giấy khi lưu thông.

Lưu ý: VNeID hiện cho phép tích hợp CCCD/căn cước, giấy phép lái xe và đăng ký xe. Vì vậy, người dân nên cài đặt ứng dụng này để tiện lợi khi xuất trình giấy tờ khi được yêu cầu.

2. Không mang giấy tờ, bị phạt thế nào?

Tùy vào loại phương tiện và loại giấy tờ thiếu, người vi phạm có thể bị xử phạt theo các mức khác nhau được quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

2.1. Không mang theo CCCD: Nếu không xuất trình được CCCD bản cứng hoặc bản điện tử trên VNeID, bạn có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng.

Nhiều giấy tờ có thể tích hợp trên VNeID
Nhiều giấy tờ có thể tích hợp trên VNeID

2.2. Với người điều khiển xe máy:

Phạt từ 200.000 – 300.000 đồng nếu:

  • Không mang theo hoặc không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực.
  • Không mang theo giấy đăng ký xe đúng quy định.

Phạt từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng nếu:

Không có giấy phép lái xe phù hợp (với xe dưới 125cc hoặc động cơ điện đến 11 kW).

Phạt từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng nếu:

Không có giấy phép lái xe phù hợp (với xe trên 125cc hoặc công suất lớn hơn 11 kW).

2.3. Với người điều khiển ô tô

Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng nếu:

  • Không mang theo giấy phép lái xe
  • Không mang đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận kiểm định (nếu có yêu cầu).

Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng nếu:

Không mang theo bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực.

Phạt từ 18.000.000 – 20.000.000 đồng nếu:

Không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép không phù hợp, bị hết hạn, đã bị tẩy xóa, bị trừ hết điểm hoặc do cơ quan không có thẩm quyền cấp.

3. Cách phòng tránh bị xử phạt

Để tránh bị xử phạt khi ra đường, người dân nên:

  • Luôn mang theo CCCD hoặc cài đặt và tích hợp giấy tờ trên ứng dụng VNeID.
  • Kiểm tra giấy phép lái xe và bảo hiểm còn hiệu lực.
  • Đảm bảo xe có đăng ký rõ ràng, đặc biệt nếu đang thế chấp cần mang theo giấy xác nhận hợp lệ.
  • Với xe ô tô, hãy kiểm tra giấy chứng nhận kiểm định và bảo hiểm định kỳ.

Việc mang đầy đủ giấy tờ khi ra đường không chỉ giúp bạn tránh bị xử phạt mà còn thể hiện sự tuân thủ pháp luật và đảm bảo quyền lợi cá nhân. Hãy chủ động chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tích hợp lên VNeID để thuận tiện hơn trong quá trình di chuyển và làm việc với cơ quan chức năng khi cần thiết.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Như Bình