Từ vụ ly hôn nghìn tỷ tại Cà phê Trung Nguyên: Bài học đắt giá về xác định tài sản trong hôn nhân

14:30, Thứ năm 21/02/2019

( PHUNUTODAY ) - Khi yêu và cưới, ai cũng không hề nghĩ đến ngày phân chia tài sản nhưng sự thật thì vẫn có những chuyện ngoài ý muốn xảy ra.

Tại phiên tòa ly hôn, vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên đồng thuận ly hôn, song cả hai tranh cãi khá gay gắt vấn đề cấp dưỡng nuôi con, phân chia tài sản. Bà Thảo xin tiếp tục chăm sóc nuôi dưỡng 4 người con chung.

Được tòa hỏi ý kiến, ông Vũ cho biết muốn được nuôi con nhưng sẽ tôn trọng quyền quyết định của các con mình. Về cấp dưỡng, bà Thảo yêu cầu ông Vũ trợ cấp cho con mỗi người 5% cổ phần Trung Nguyên; nhưng ông Vũ đề nghị cấp dưỡng mỗi năm 10 tỷ đồng cho cả 4 người con, thay vì bằng 5% cổ tức vì “sợ bà Thảo thâu tóm".

Về việc phân chia tài sản chung, theo luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ, hai đương sự đang sở hữu 13 bất động sản trị giá trên 700 tỉ đồng; khoảng 2.000 tỷ đồng, gồm tiền mặt, ngoại tệ, vàng đang gửi trong nhiều ngân hàng.

Tại tòa, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đồng ý chia đôi 13 bất động sản. Về tiền mặt, ngoại tệ, vàng gửi ngân hàng và vốn góp trong 7 công ty, bà Thảo giữ nguyên quan điểm là chia đôi, tuy nhiên phía ông Vũ đề nghị HĐXX chia theo tỉ lệ ông Vũ 70%, bà Thảo 30% và trả bằng tiền mặt; có nghĩa là ông Vũ nhận khoảng gần 4.000 tỷ đồng, còn bà Thảo sẽ nhận khoảng gần 1.700 tỷ đồng.

VN_15c6e1a6397ae79a19d29911t09aa4153

Lúc nghèo khó, cùng nhau xây dựng, vun đắp gia đình, mấy ai nghĩ đến chuyện xác định tài sản riêng, tài sản chung khi yêu nhau, cũng như khi kết hôn với nhau

Quả đúng như vậy, với văn hóa và quan niệm của người Việt mình, thật khó có thể nói chuyện tiền của anh, tiền của em, nhất là khi yêu nhau và kết hôn với nhau. Chính trong nếp nghĩ của mỗi người chúng ta ở đất nước này, nói đến chuyện tiền bạc dễ làm người ta xa nhau.

Và cũng lý do này, chính là rào cản lớn dẫn đến chuyện xảy ra nhiều tranh chấp khi vợ chồng “cơm không lành, canh không ngọt” nữa! Ở một số nước phương Tây, nghe có vẻ khá lạnh lùng, nhưng họ khá thẳng thắn trong chuyện tiền nong, cả khi yêu nhau, cũng như khi kết hôn với nhau.

Trước khi kết hôn, họ phải làm các thủ tục về việc kê khai tài sản, sau khi kết hôn cũng như vậy. Chính vì thế, chuyện tranh chấp tài sản của họ vẫn có thể xảy ra nhưng luôn có cơ sở rõ ràng để giải quyết. Khác với ở mình, vốn còn ảnh hưởng của suy nghĩ như đã nói trên, nên rất khó để nói thật chuyện này.

ongvubathao_dtus

Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014, tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng được xác định như sau:

Về tài sản chung của vợ chồng, bao gồm các loại tài sản sau phát sinh trong thời kỳ hôn nhân:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra.

– Thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh.

– Lợi nhuận phát sinh từ tài sản riêng.

– Thu nhập hợp pháp khác…

Trừ trường hợp chia tài sản chung thì phần tài sản được chia, lợi nhuận phát sinh từ tài sản này của mỗi bên sau khi chia là tài sản riêng của vợ chồng.

– Tài sản được thừa kế chung, được tặng cho chung.

– Đặc biệt, tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

– Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn cũng tài sản chung của vợ chồng, trừ khi đó là tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc có được thông qua mua bán, bằng tài sản riêng của vợ, chồng.

Lưu ý 3 điều quan trọng:

1. Tài sản chung này thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

2. Khi không có căn cứ để chứng minh đó là tài sản riêng của vợ, chồng thì mặc nhiên, coi tài sản đó là của chung vợ chồng.

3. Nếu vợ chồng có thỏa thuận đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến khối tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.

Về tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm 2 loại chính:

– Tài sản có được trước khi kết hôn. (Bạn cần phải hiểu thời điểm kết hôn là thời điểm bạn được cấp Giấy chứng nhận kết hôn)

– Tài sản có được sau khi kết hôn, gồm: tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, được chia riêng, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng và tài sản khác như trợ cấp, ưu đãi…

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng cũng là tài sản riêng của vợ chồng, lợi nhuận phát sinh từ khối tài sản riêng này cũng vậy.

Lưu ý: Vợ chồng có thể thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung, nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung thì được thực hiện bằng tài sản chung và mọi thỏa thuận nên được lập bằng văn bản.

Như vậy, chung quy lại, mọi thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng cà phê Trung Nguyên nói riêng và của hầu hết các cặp vợ chồng theo suy nghĩ, văn hóa người Việt ta đều thường là thỏa thuận miệng, hiếm có trường hợp thỏa thuận được lập thành văn bản, có công chứng, cho nên khi xảy ra tranh chấp thì khó có cơ sở để giải quyết phân chia một cách thỏa đáng, hợp lý, hợp tình.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc